17 thg 7, 2013

CỔ VAI GÁY ĐAU VÌ SAO

Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.

Có rất nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi các cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày thậm chí trong nhiều tháng...

Vì sao vai gáy bị đau?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thông thường nhất có thể kể đến như ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, ngồi làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế khi lái xe, gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi...

Ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều hoà) lâu, dầm mưa dãi nắng lâu, ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy, tắm rửa ban đêm,... làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy.

Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.

Thông thường, từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất.

CỔ VAI GÁY ĐAU VÌ SAO
Người bệnh đau mỏi, khó chịu
Các biểu hiện của hội chứng đau vai gáy thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay.

Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp. Một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.

Có thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau và cạnh cột sống cổ kèm hạn chế vận động cột sống cổ. Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (âm ỉ, kéo dài).

Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém,... ảnh hưởng lớn tới tinh thần và hiệu quả lao động.

ĐAU VAI GÁY CĂN BỆNH KHÔNG NÊN CHỦ QUAN

Đau vai gáy là căn bệnh khá phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi và nghề nghiệp, kể cả các bạn trẻ, nhất là những người làm việc nhiều với máy tính. Triệu chứng có thể gặp đau cổ vai gáy lan xuống tay nếu ảnh hưởng tới rễ dây thần kinh, hoặc đau lan lên đầu khi ảnh hưởng tới mạch nuôi não gây thiểu năng tuần hoàn não.

Bệnh đau vai gáy là gì?

Thông thường thì bệnh tự khỏi, tuy nhiên nếu bị lặp đi lặp lại nhiều lần bạn không nên chủ quan vì khi đó có thể do thoái hóa cột sống cổ gây thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh trong tủy; thậm chí có thể gây liệt tay.


Trường hợp bác Mai Thị Vận, ĐC số 10 Nguyễn Văn Hoàng, TP Kon Tum khá điển hình. Bác bị đau cổ vai gáy 20 năm nay, gần đây bệnh tăng hơn và lan xuống gây liệt tay trái, điều trị nhiều loại thuốc không những không khỏi mà còn gây đau dạ dày. Trên film chụp MRI bác bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Rất may bác được giới thiệu và sử dụng “Tinh Hoa Dưỡng Cốt” tay của bác đã vận động trở lại bình thường. 
Bác Mai Thị Vận
Vì sao “Tinh hoa Dưỡng cốt” có tác dụng kỳ diệu như vậy, trao đổi với chúng tôi thạc sỹ Cao Minh cho biết “Tinh hoa Dưỡng cốt” được bào chế từ bài thuốc cổ phương có từ đời Đường cách đây hơn 1000 năm. Gồm các vị thảo dược có tác dụng bổ Can Thận để bổ dưỡng xương khớp nhằm phòng và trị bệnh xương khớp, vì theo Đông y Can chủ cân, Thận chủ cốt tuỷ, kết hợp Canxi và Vitamin D3 là hai thành phần quan trọng trong cấu tạo xương cốt đã được y học hiện đại chứng minh, đó cũng là phương pháp chữa trị tận gốc của bệnh. Tuy nhiên điều trị thường phải kiên trì, những trường hợp mới mắc thì chỉ cần 1- 2 hộp “Tinh hoa Dưỡng cốt”, nhưng những trường hợp lâu ngày phải từ 3-6 tháng, nếu có điều kiện thì duy trì thường xuyên để tránh tái phát.

BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY HẬU QUẢ NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ SỚM

Đau vai gáy, bàn tay và ngón tay là hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau gặp ở người trưởng thành nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm một tỷ lệ đáng kể. Việc phát hiện và điều trị sớm cũng như áp dụng các biện pháp phòng hội chứng này là việc làm rất cần thiết.

BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY HẬU QUẢ NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ SỚM
Vận động cánh tay nhiều lần trong ngày giúp tránh sưng phù tay.
Phát hiện sưng nề của mu bàn tay: cũng có thể dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào mu bàn tay mà phía dưới chỗ ấn có nền xương cứng sẽ thấy da bị lõm. Lõm nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ sưng nề của từng người bệnh. Người bệnh cũng luôn có cảm giác bàn tay hơi nặng và nhất là đau tự nhiên hoặc khi cử động. Hội chứng vai gáy, bàn tay, ngón tay còn biểu hiện tê bì, rõ rệt nhất là các ngón tay, đặc biệt là ngón tay trỏ, ngón giữa.

Nguyên tắc điều trị hội chứng vai gáy

Khi nghi mắc hội chứng vai, gáy, bàn tay, ngón tay, nên đi khám càng sớm càng tốt, nhất là khám chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán, điều trị và tư vấn kịp thời. Hằng ngày, nên tập luyện vận động các khớp vai, bàn tay, ngón tay.

Cần tập các động tác giơ cao cánh tay lên quá đầu, làm như vậy nhiều lần trong mỗi lần tập và trong ngày nên tập vài ba lần. Làm như vậy để cho máu dễ dàng lưu thông về tim, tránh ứ đọng ở chi, đặc biệt là nách và gan bàn tay gây chèn ép, phù nề.

Người bệnh cũng nên tập động tác quay cánh tay, quay nhẹ nhàng, không nóng vội, lần đầu tập nên quay một số vòng để thích ứng dần dần, sau đó tăng dần. Mỗi ngày tập vài ba lần, mỗi lần khoảng 10 phút.

Để tránh hiện tượng phù nề, người bệnh có thể dùng một số loại băng chun y tế quấn các ngón tay hoặc bàn tay để ép nhẹ nhàng cho máu lưu thông, không được quấn băng chun chặt quá sẽ phản tác dụng.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tự xoa bóp các khớp bàn tay, ngón tay hoặc được sự hỗ trợ của điều dưỡng viên hay người nhà để xoa bóp khớp vai cũng như các khớp bàn tay, ngón tay.

Bên cạnh tập luyện thì vấn đề dinh dưỡng cũng như thoải mái tinh thần là rất cần thiết. Người bệnh cần ăn uống đủ chất, rau, quả để tăng cường các loại sinh tố. Cũng nên ăn cá, nhất là các loại cá nhỏ được nấu nhừ để NCT có thể ăn được cả xương làm tăng lượng canxi trong mỗi bữa ăn. Việc tập luyện cũng như dinh dưỡng hợp lý đối với những NCT chưa bị hội chứng đau vai gáy, bàn tay, ngón tay cũng rất cần thiết bởi vì với NCT, sức đề kháng cũng như mọi chức năng của cơ thể giảm đi.

Tập vận động cánh tay, khớp vai, bàn tay, ngón tay cũng như tập vận động đốt sống cổ đều đặn hằng ngày có thể tránh không mắc phải hoặc hạn chế hội chứng vai gáy, bàn tay, ngón tay ở NCT.

Hậu quả nếu không điều trị sớm

Hội chứng vai gáy, bàn tay, ngón tay nếu không phát hiện và điều trị sớm, tích cực thì hậu quả có thể gây cứng khớp, dính dây chằng gây đau đớn mỗi khi vận động và cũng có thể gây tàn phế.

Ngoài ra, hội chứng vai gáy, bàn tay, ngón tay nếu bị tổn thương thần kinh cảm giác thì sẽ gây nên đau buốt và rối loạn cảm giác, nhất là rối loạn cảm giác các ngón tay hoặc da bị teo và xuất hiện hiện tượng thay đổi sắc tố da.

theo BS.Bùi Mai Hương (Sức khỏe & Đời sống)

PHÒNG BỆNH ĐAU VAI GÁY NHƯ THẾ NÀO

Phòng đau vai gáy như thế nào?

Các nhà chuyên môn khuyên nhiều người nên bỏ dần thói quen ngồi trước máy điều hoà nhiệt độ (máy lạnh) nhiều giờ; khi ra khỏi nhà cần đội mũ, nón để che nắng mỗi khi có ánh nắng mặt trời. Nên bỏ thuốc lá, thuốc lào ở những người nghiện thuốc lá, thuốc lào vì chất độc trong thuốc lào, thuốc lá cũng đóng góp đáng kể trong bệnh gây thoái hoá khớp. Muốn không để xảy ra bệnh đau vai gáy nên tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, đúng bài, sinh hoạt điều độ và luôn coi sức khoẻ là vốn quý giá nhất.

PHÒNG BỆNH ĐAU VAI GÁY NHƯ THẾ NÀO
Cách “đối phó” với chứng đau vai gáy
Cần khắc phục nguyên nhân gây ra đau vai gáy mà chính bản thân người bệnh biết được lý do gây ra đau vai gáy là điều quan trọng, ví dụ như không đọc sách, văn bản, soạn giáo án, giáo trình, đọc truyện kéo dài nhiều thời gian trong một buổi, trong một ngày; không nằm kê đầu bằng gối cao cả tư thế nằm ngửa, cả tư thế nằm nghiêng. Một số nghề nghiệp không thể không ngồi lâu trong một thời gian dài như đánh máy, lái xe đường dài, công tác văn phòng thì cố gắng nghỉ giải lao giữa giờ làm việc và tập cúi xuống, đứng lên hoặc quay đầu, xoay cổ nhẹ nhàng trong vòng 10-15 phút sau vài giờ đã làm việc liên tục. Tuy nhiên trong những trường hợp đã được bác sĩ khám và xác định thoái hoá đốt sống cổ gây xơ cứng đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì không nên xoay cổ, vặn cổ hoặc xoay lưng mạnh, nếu làm như vậy thì sẽ "lợi bất cập hại". Xoa bóp, bấm huyệt đúng cách, đúng chuyên môn và thực hiện đều đặn hàng ngày cũng có thể đem lại hiệu quả nhất định kết hợp với điều trị thuốc. Điều trị thuốc gì cần có ý kiến của bác sĩ khám bệnh cho mình, không nên tự mua thuốc điều trị và cũng không nên điều trị ở những cơ sở không đáng tin cậy. Hiện nay khoa học ngày càng phát triển cho nên về Tây y có những loại thuốc dùng điều trị về bệnh khớp nói chung và bệnh thoái hoá khớp nói riêng khá hiệu nghiệm. Thuốc vừa điều trị giảm đau vừa điều trị phục hồi dần các tổn thương của khớp mà ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hoá của người bệnh.

PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu

ĐAU CỔ - VAI - GÁY CHỚ XEM THƯỜNG

Bệnh đau vai gáy xuất hiện một cách thất thường, nhiều trường hợp bỗng dưng sau khi ngồi dậy, sau một đêm ngủ dậy thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau vùng vai, gáy nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi các cánh tay, cẳng tay và ngón tay rất khó chịu. Triệu chứng đau nhức vai, gáy kéo dài trong nhiều ngày thậm chí trong nhiều tháng, cá biệt có trường hợp đau lan xuống hông, sườn hoặc thiếu máu cơ tim do chèn ép các mạch máu rất nguy hiểm.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau vai, gáy như thoái hoá, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ với nhiều lý do khác nhau; do vẹo cổ bởi gối đầu cao, nằm sai tư thế hoặc vẹo cổ bẩm sinh; do dị tật; do viêm, chấn thương hoặc do các tác nhân cơ học như ngồi lâu, cúi lâu (đánh máy vi tính, công tác văn phòng, một số nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, bình luận, bàn luận văn học... chuyên đọc sách, tham khảo tài liệu với nhiều thời gian phải cúi xuống...) hoặc do mang vác nặng sai tư thế, nhất là công nhân đội than, cát từ tàu thuyền lên bến. Ngoài ra người ta cũng nhận thấy có một số yếu tố thuận lợi gây thiếu máu cục bộ vùng vai, gáy như thói quen ngồi lâu trước quạt, trước máy điều hoà nhiệt đô (máy lạnh), ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy...

ĐAU CỔ - VAI - GÁY CHỚ XEM THƯỜNG
Tổn thương đốt sống cổ gây đau vai gáy
Phát hiện bệnh sớm nhất có thể

Biểu hiện rõ nét nhất của hiện tượng tổn thương đốt sống cổ hoặc bị chèn ép dây thần kinh hoặc bị thiếu máu cục bộ đều có thể gây nên triệu chứng đau vai gáy. Đau vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc ngồi làm việc ở bàn giấy nhiều thời gian như đánh máy,cúi xuống đọc văn bản hoặc sửa chữa văn bản, soạn giáo án (các thầy cô giáo) trong một thời gian dài trong một buổi hoặc trong một ngày và có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng... Nhiều trường hợp ngoài đau vai gáy còn gây mỏi ở tay, tê tay, nặng tay cho nên khi làm các động tác dùng một hoặc hai tay nâng đỡ hoặc khi lái xe (xe máy, xe ô tô) phải làm động tác đổi tay cầm lái vì tay kia bị mỏi, nặng rất khó chịu. Cũng có tác giả cho rằng có một tỷ lệ nhất định nào đó do đau vai gáy có thể gây nên liệt nửa người thậm chí gây nhồi máu cơ tim do mạch máu nuôi dưỡng tim bị chèn ép. Nói chung bệnh đau vai gáy là một loại bệnh gặp tỷ lệ khá cao, chủ yếu ở người trưởng thành hoặc gặp ở những đối tượng mang tính chất nghề nghiệp và nhất là người cao tuổi.

BỆNH ĐAU VAI GÁY VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Ứng phó với đau vai gáy

Thực ra vấn đề điều trị chứng bệnh đau vai gáy không quá khó. Chúng ta chỉ cần đánh đúng vào cơ chế gây bệnh là có thể đẩy lùi bệnh tật. Chỉ cần thực hiện giãn cơ và thư thái thần kinh là có thể chống lại căn bệnh này.

BỆNH ĐAU VAI GÁY VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
không nên xoa bóp vì càng xoa bóp thì càng đau

Ngay khi mới bị bệnh, bạn đừng có cố gắng xoay đầu hay xoay cổ. Cách tốt nhất đó là bạn nên vận động xoay đầu cổ nhẹ nhàng, được chừng nào hay chừng ấy và đừng có làm cố tăng biên độ như khi bình thường. Nhớ là phải hạn chế quay đầu, nghiêng đầu để cho bệnh có thể tự hồi. Bạn cũng không nên ngồi quạt điện hay ngồi điều hòa vì chỉ càng làm cho cơ co cứng và đau dữ dội hơn mà thôi. Khi đi ngủ, bạn nhớ chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại, nếu có người xoa bóp cho bạn thì chỉ cần nhẹ nhàng xoa bóp vùng cơ vai gáy chừng 10-15 phút nhằm làm tăng lượng máu lưu thông là ổn. Nên tắm bằng nước ấm. Nếu mức độ kích thích dây thần kinh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ và ít nhiều liên quan tới sự thiếu máu hay co mạch thì những biện pháp này sẽ nhanh chóng lấy lại sự ổn định cho bạn. Bạn sẽ tự hết bệnh trong 2-3 ngày sau.

Nhưng nếu mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, bệnh ở mức độ vừa. Tức là ngày sau bạn vẫn không thấy thuyên giảm, bạn có thể phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ. Các loại thuốc có thể dùng được bao gồm các thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin. Các thuốc này sẽ giảm đau cho bạn và chống lại các phản ứng viêm hệ lụy đi sau. Bạn cũng có thể dùng miếng dán salonpas để giảm được triệu chứng vùng này.

ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH ĐAU VAI GÁY

Trong các chứng bệnh liên quan đến cột sống cổ, chứng bệnh đau vai gáy là bệnh khó chịu nhất. Tự nhiên buổi sáng tỉnh dậy thấy cổ đau nhức không thể "cựa quậy" được.
Bệnh đau vai gáy là gì?

Bệnh đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột do rối loạn chức năng thần kinh mà không do tổn thương xương khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm. Các hội chứng và các chứng bệnh khác liên quan đến xương, khớp và đĩa đệm vùng cổ được gọi theo đích danh bệnh đó gây ra. Ví dụ thoái hóa đốt sống cổ hay thoát vị đĩa đệm vùng cổ.

Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi tỉnh dậy, thực chất là nhóm các bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai và gáy. Nguyên nhân là do rối loạn tuần hoàn do thiếu máu ở vùng cột sống cổ, hoặc do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh chi phối nơi đây hoặc có thể là một sang chấn nhẹ nào đó cơ vùng vai gáy và gây ra co cứng và đau rút cục bộ… Tất cả đều dẫn đến một hội chứng cuối cùng đó là đau cơ ở vùng vai gáy và làm cho người bệnh rất khó quay đầu và quay cổ.

Tuy có nhiều nguyên nhân song thường gặp nhất trong hội chứng đau vai gáy là sự kích thích dây thần kinh quá mức do kéo dãn, kéo căng hoặc là căng thẳng quá mức dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh dạng kích thích kéo dài. Hệ quả là phóng ra các luồng xung động thần kinh mạnh giải phóng ồ ạt các ion can-xi làm co cứng cơ cục bộ. Sự co cứng cơ đã gây ra đau, một lần nữa nó lại thít chặt vào các dây thần kinh nên càng gây kích thích, càng đau. Theo một cơ chế như vậy cho nên bao giờ chứng bệnh đau vai gáy cũng được khởi nguồn bằng một trong các nguyên nhân trên.
ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH ĐAU VAI GÁY
Phát hiện bệnh không quá khó

Phát hiện bệnh như thế nào?

Phát hiện bệnh không quá khó. Dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh có thể nhận thấy đó là đau cơ vùng cổ, gáy, vai và phần lưng trên. Triệu chứng đau rất khác nhau ở các thể bệnh khác nhau và tùy ở từng người. Ban đầu chỉ là đau nhẹ và tạo ra sự hạn chế vận động nhẹ. Người bệnh vẫn đi lại, làm việc được chỉ một chút phiền hà đó là không quay đầu thoải mái được. Chỉ quay được rất hạn chế và hầu như chỉ nghiêng sang trái hoặc sang phải mà không thể ngoảnh lại hẳn phía sau. Ngoài triệu chứng đau người bệnh còn có thêm triệu chứng tăng cảm giác. Tăng cảm giác đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy bệnh nhân cũng biết. Chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng cho người bệnh.

Ở mức độ bệnh nặng hơn hoặc kéo dài hơn, người bệnh đau nhiều hơn và ảnh hưởng đến ngủ nghỉ và ăn uống. Sang giai đoạn nặng hoặc khi bị kéo dài, thường sau 2-3 ngày là bệnh có thể tiến triển. Khi đó, mọi sinh hoạt vận động liên quan nhẹ đến cơ vùng cổ vai gáy cũng rất đau. Chính vì thế nó làm hạn chế hầu như mọi sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân.

Song có lẽ khổ nhất là lúc ngủ. Người bệnh ban đầu còn có thể nằm ngủ được, sau thì không thể nằm ngủ được. Vì khi nằm trọng lượng cơ thể dồn lực tác động vào một bên. Nếu nằm về bên bệnh thì lực cơ thể làm đau thêm. Nếu nằm về bên lành thì bên bệnh bị kéo căng vẫn đau. Do đó người bệnh không dám nằm ngủ mà thường thì chỉ dám nửa nằm nửa ngồi và ngủ rất chập chờn. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và cũng gây đau.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hỗ trợ trực tuyến