2 thg 8, 2013

CÁCH XỬ TRÍ VÙNG VIÊM VAI GÁY

Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng... Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây đau?

<<http://chuabenhcovaigay.blogspot.com/

Bệnh hay gặp từ tuổi trung niên khi cơ thể, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến là ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài, lái xe, làm việc liên tục với máy tính...; bị nhiễm nóng lạnh đột ngột làm giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau... Hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau.

Làm giảm chất lượng sống

Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu - cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên, có cảm giác nhức nhối như bị điện giật. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên, sau một thời gian, người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau - đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt.

Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém... ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh.

Chữa trị có khó không?

Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.

Thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, có tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên. Ngoài ra, có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống...

Nên tập luyện để phòng tránh

Để phòng đau cổ, vai, cần ngồi, đứng, ngủ sinh hoạt... đúng tư thế. Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, thỉnh thoảng nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu; không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Nên gối đầu thấp khi ngủ, tốt nhất gối chỉ nên cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm.

Không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu răng rắc. Nhiều người cho rằng làm thế sẽ đỡ nhức mỏi nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng; Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài; tránh căng thẳng; luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh.

DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHỮA ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN


Đau thần kinh liên sườn là bệnh hay gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên như: chấn thương, vận động sai tư thế, cường độ quá mạnh, thoái hóa cột sống, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, đái tháo đường, viêm đa dây thần kinh... Nếu không tìm thấy nguyên nhân gọi là đau thần kinh liên sườn tiên phát.


Nhiều bệnh gây đau thần kinh liên sườn

Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn: do thoái hóa cột sống, thường gặp ở người cao tuổi; do lao cột sống hay ung thư cột sống: thường gặp ở những người tuổi trung niên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương; do bệnh lý tủy sống; do nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona, thường tiến triển qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp và giai đoạn di chứng; đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: có thể do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm; do các bệnh: đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh...


Các dấu hiệu phát hiện bệnh

Dấu hiệu để phát hiện bệnh đau thần kinh liên sườn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh kể trên. Đau do thoái hóa cột sống: gặp ở người cao tuổi, tính chất đau ê ẩm, không cấp tính kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực cả khi nghỉ và khi vận động, ấn vào điểm cạnh sống hai bên (cách giữa cột sống 2-3cm), bệnh nhân thấy tức nhẹ và dễ chịu. Đau do lao cột sống hay ung thư cột sống: gặp ở những người tuổi trung niên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương. Tính chất đau: đau chói cả hai bên sườn, có khi đau như đánh đai, như bó chặt lấy ngực hoặc bụng bệnh nhân. Ấn cột sống sẽ thấy điểm đau chói, bệnh nhân đau liên tục suốt ngày đêm, tăng khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Bệnh nhân có các triệu chứng nặng như hội chứng nhiễm độc lao: sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân...; có thể thấy biến dạng cột sống. Đau do bệnh lý tủy sống: triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn là dấu hiệu sớm của u rễ thần kinh, u ngoại tủy. Tính chất đau: thường đau một bên, khu trú rõ, đau kiểu đánh đai ở một bên sườn. Khám cột sống không thấy đau rõ ràng. Đau do chấn thương cột sống: xảy ra sau khi bệnh nhân bị chấn thương, chẳng hạn bị ngã, bị đánh, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vận động hoặc là động tác với cường độ quá mạnh. Đau do nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona, thường tiến triển qua 2 giai đoạn, giai đoạn cấp khởi phát bằng đau rát một mảng sườn, sau một vài ngày thấy đỏ da, xuất hiện các mụn nước với xu hướng lan rộng theo phạm vi phân bố của dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thấy ngứa và đau rát như bỏng, rất khó chịu, bệnh nhân không dám để cho vùng tổn thương tiếp xúc với quần áo hay sờ mó vào da. Có thể có sốt, mệt mỏi, khoảng một tuần tổn thương khô, bong vảy, để lại sẹo. Giai đoạn di chứng: bệnh nhân thấy đau rát ở vùng tổn thương một thời gian, có khi kéo dài hàng tháng, nhất là ở người cao tuổi. Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: có thể do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân thấy đau ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống - bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước, đau âm ỉ cả ngày và đêm, đau khi hít thở sâu, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi. Ấn vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt bệnh nhân thấy đau tức, đôi khi lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Da vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Đau do các bệnh: đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh... Bệnh nhân có triệu chứng của các bệnh này trước, sau đó mới xuất hiện đau thần kinh liên sườn.

Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn thường được bệnh nhân mô tả là đau ngực, tức ngực, đau mạng sườn, là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải; đau từ trước ngực, lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống. Có thể có điểm đau và tăng cảm giác ở vùng đau khi thầy thuốc khám thăm khám. Đau dây thần kinh liên sườn thường xuất hiện khi có các bệnh nhiễm khuẩn như cúm, lao, thấp khớp, các bệnh phổi, màng phổi, tim, gan hay tổn thương ở đốt sống lưng như lao, ung thư, thoái hóa, u tủy...

Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng của nhiều bệnh, do đó cần phải theo một trình tự chẩn đoán: phát hiện sớm triệu chứng của các bệnh là nguyên nhân gây ra đau thần kinh liên sườn kết hợp với biểu hiện đau thần kinh liên sườn.

Điều trị và phòng bệnh

Việc điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn trước hết cần điều trị các bệnh là nguyên nhân gây đau. Nếu là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát, có thể điều trị như sau: dùng thuốc giảm đau paracetamol, diclofenac... Đối với bệnh zona gây ra đau liên sườn, nên cho bệnha nhân bôi kem acyclovir mỗi ngày 2-3 lần vào các mụn nước; dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần. Loại thuốc điều trị đau thần kinh nhóm gabapentin, thường dùng liều nhỏ, tăng dần tới khi có tác dụng, nên uống thuốc trước khi đi ngủ hoặc nghỉ trưa, có thể phải dùng kéo dài vài tháng. Thuốc giãn cơ vân như myonal, mydocalm... chỉ dùng khi đau nhiều, cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Vitamin nhóm B như B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Phong bế cạnh sống.
Phòng bệnh: cần khám, phát hiện và điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh liên sườn nói trên. Tránh vận động sai tư thế hoặc quá mạnh. Chú ý phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn lao động và sinh hoạt.


CHỌN PHƯƠNG PHÁP NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG

Thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoái hóa cột sống và thoái hóa đĩa đệm là sự thoái hóa có tính chất hệ thống các thành phần cấu tạo của cột sống như: nhân nhầy và vòng sợi đĩa đệm, dây chằng, các khớp nhỏ, mâm sụn và thân đốt sống. Tất cả diễn biến đó, trước tiên gây nên triệu chứng đau cột sống, dù là không có thoát vị đĩa đệm .


Thoát vị đĩa đệm là hậu quả của bệnh thoái hóa xương - sụn cột sống mà tổn thương sớm nhất diễn ra ở nhân nhầy đĩa đệm. Một số lớp của vòng sợi bị đứt, gãy, rách hoặc mất khả năng co giãn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân nhầy dịch chuyển khỏi vị trí sinh lý của nó. Sự dịch chuyển này có thể gây ra chèn ép bao màng cứng, chèn ép rễ thần kinh hoặc chèn ép tủy. Có rất nhiều phương pháp trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Điều trị bảo tồn: hiểu rõ nguyên nhân và những biến đổi mô sinh học trong thoái hóa cột sống, chúng ta thấy việc điều trị bảo tồn và dự phòng các nguyên nhân trên là một điều không thể coi nhẹ, ngay cả một số bệnh nhân đã được can thiệp bằng ngoại khoa sang thương hoặc vi sang thương. Có thể nói, phần lớn các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhẹ có thể điều trị ổn định bằng phương pháp bảo tồn. Tuy vậy, các phương pháp điều trị bảo tồn như: nghỉ ngơi, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, dùng thuốc, châm cứu, thể dục, vật lý trị liệu, phong bế thần kinh, chích xơ, nắn bóp... không phải lúc nào cũng cho ta một kết quả mong muốn, đặc biệt là ở những bệnh nhân có thoái hóa cột sống nặng với các ổ thoát vị lớn gây hội chứng chèn ép tủy và chèn ép rễ thần kinh. Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả, đó là lúc bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa. Trong can thiệp ngoại khoa, y học chia ra làm hai phương pháp: sang thương và vi sang thương.

Mổ hở: phương pháp kinh điển được thực hiện từ năm 1934 và đến nay vẫn được áp dụng nhiều, có chỉ định rộng rãi, ngoại trừ những bệnh nhân có bệnh lý kèm theo mà trong mổ hở chống chỉ định, kể cả phần chống chỉ định trong gây mê. Phương pháp mổ hở cũng chứa nhiều rủi ro và biến chứng. Mổ hở sẽ phá hủy đi một phần cấu trúc bình thường của cột sống, làm yếu cột sống, sẹo sau phẫu thuật có thể gây co kéo dây thần kinh, nhiễm trùng vết mổ. Tâm lý của người bệnh thường là sợ phải phẫu thuật. Thật vậy, với thoát vị đĩa đêm cột sống cổ, không phải chỉ có bệnh nhân ngại phẫu thuật, mà ngay cả các phẫu thuật viên còn ít kinh nghiệm vẫn lo ngại trong quá trình thực hiện phẫu thuật có thể gây tổn thương động mạch cảnh gốc, tổn thương thực quản, khí quản, các biến chứng sau mổ như: nuốt khó, nói khàn do phù nề hoặc do co kéo thần kinh quặt ngược...

Các can thiệp vi sang thương: với sự phát triển khoa học trong lĩnh vực y tế, một loạt phương pháp can thiệp ít xâm lấn hay còn gọi là vi sang thương được áp dụng như: tiêu nhân nhầy bằng hóa dược; cắt hút đĩa đệm qua da; cắt bỏ đĩa đệm nội soi qua da; giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da; tiêu nhân nhầy bằng Ozon qua da; nhiệt điện trong đĩa đệm; tạo hình nhân tủy bằng sóng Radio.

Mỗi phương pháp can thiệp ngoại khoa vi sang thương cũng như mổ hở đều có những ưu thế và hạn chế của nó. Vấn đề là người thầy thuốc cần tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ ưu thế và hạn chế của mỗi phương pháp, giúp cho người bệnh có niềm tin vào phương pháp mà mình đã chọn.

Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da (viết tắt là PLDD, từ thuật ngữ tiếng Anh Percutaneous Laser Disc Decompression) là một phương pháp can thiệp vi sang thương được Choy và Ascher đề xuất và thực hiện đầu tiên vào năm 1986 tại Áo. Tiếp sau đó, nó đã được FDA của Mỹ cho phép thực hiện. Hiện nay, hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới, nhất là Mỹ và các nước châu Âu, đã ứng dụng trên lâm sàng trong suốt 26 năm qua với những cải tiến mới về thiết bị và kỹ thuật. Tuy vậy, đối với thoát vị đĩa đệm, ưu tiên số 1 vẫn là điều trị bảo tồn. Khi điều trị bảo tồn không mang lại kết quả thì nên chuyển sang điều trị bằng phương pháp vi sang thương. Chọn phương pháp vi sang thương nào là tùy thuộc tình trang bệnh lý, khả năng trang thiết bị và trình độ kiến thức, tay nghề của mỗi phẫu thuật viên. Khi phương pháp điều trị bảo tồn hoặc một phương pháp vi sang thương nào như đã nêu trên không còn có chỉ định thì phẫu thuật mở lại là vị cứu tinh cho bệnh nhân.

- Thực hiện dưới gây tê tại chỗ.

- Hậu phẫu nhẹ nhàng.

- Độ an toàn cao, ít biến chứng (< 1% ).

- Bệnh nhân có thể ngoại trú, không cần lưu viện.

- Không tạo sẹo, không gây xơ dính thần kinh.

- Không làm yếu đi độ vững chắc của cột sống.

- Thời gian hạn chế vận động ngắn.

- Có thể làm bổ sung, nếu can thiệp lần thứ nhất chưa hiệu quả.

- Không cản trở phẫu thuật hở (nếu cần).

- Có thể cùng lúc thực hiện ở nhiều tầng, nhiều vị trí cách xa nhau.

- Có thể cùng lúc thực hiện ở cả lưng và cổ.

- Có thể thực hiện ở những bệnh nhân mà mổ hở trở ngại.

Sự thay đổi mô sinh học trong nhân nhầy và vòng sợi đĩa đệm sau khi laser tác động diễn ra một thời gian sau đó, từ hiệu ứng tức thì ngay trong những ngày đầu tiên đến sự biến đổi mô sinh học đĩa đệm diễn ra suốt từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 12. Ở thời điểm này, giới hạn các hốc do năng lượng laser tạo ra trong nhân nhầy không còn rõ nữa, trong hóc đã được phủ đầy bởi mô sụn và các hạt than do quá trình đốt cháy bởi năng laser đã biến mất. Sau 10 tháng, các thay đổi mô sinh học này mới thật sự ổn định. Sự biến đổi mô sinh học này giúp chúng ta hiểu được việc duy trì điều trị bảo tồn sau can thiệp PLDD là rất cần thiết. Theo ghi nhận của chúng tôi, phương pháp PLDD thường có kết quả ổn định sau 4 - 5 tháng, thời gian sau đó tính ổn định càng được tăng lên, điều này cũng tương đồng với sự thay đổi mô sinh học trong đĩa đệm sau quá trình tương tác của laser. Ở những bệnh nhân có kết quả kém (chiếm khoảng 15 - 20%), bệnh nhân được làm bổ sung một lần nữa mà không phải chi trả kinh phí cho thủ thuật.

Phòng chống thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ



Theo Đông y, bệnh thoái hóa đốt sống cổ là do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc gây ra đau, cử động khó khăn. Nếu không được chữa trị sẽ làm cho khí huyết bị ngưng trệ gây nên bệnh. Có một số bài thuốc có thể giúp phòng và trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

>>http://chuabenhcovaigay.blogspot.com

Bài 1: Cam thảo 6g, cát căn 15g, quế chi, bạch thược, đương quy, xuyên khung, thương truật, mộc qua mỗi vị đều 9g, tam thất 3g, sinh khương 3 lát, táo 3 quả. Cho các vị thuốc vào nồi đổ 400ml nước, nấu còn lại 150ml nước thuốc, cho nước ra, tiếp tục cho 300ml nước vào, nấu còn 100ml. Hòa 2 nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, khi còn ấm. Thích hợp cho bệnh nhân có biểu hiện gáy, vai và lưng đau, gáy cứng, có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh.


Bài 2: Đương quy, bạch thược, tỏa dương, tri mẫu, hoàng bá, quy bản, thỏ ty tử, kê huyết đằng mỗi loại đều 9g, ngưu tất, thục địa, đan sâm mỗi vị đều 12g. Cho các vị thuốc vào nồi đổ 4 bát con nước, nấu còn lại 1 bát, cho nước ra, tiếp tục cho 3 bát nước vào, nấu còn lại 1 bát. Hòa 2 nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc còn ấm. Bài thuốc thích hợp với người có biểu hiện gáy, vai, lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, gò má hay đỏ, ra mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng.

Bài 3: Cát cánh 6g, phục linh, trần bì, địa long mỗi loại đều 12g, tam thất 3g, đởm nam tinh, bán hạ, bạch giới tử, ngũ vị tử mỗi loại đều 10g . Cho các vị thuốc vào nồi đổ 400ml nước, nấu còn lại 150 ml nước thuốc, cho nước ra, tiếp tục cho 300ml nước vào, nấu còn 100ml. Hòa 2 nước, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc còn ấm. Bài thuốc thích hợp với biểu hiện: đầu, gáy, vai, lưng đau; váng đầu, chóng mặt, đầu nặng, cơ thể nặng, lưỡi trắng nhạt.

Bài 4: Hoàng kỳ 18g, kê huyết đằng 15g, xích thược, bạch thược mỗi loại đều 12g, quế chi, cát căn mỗi loại đều 9g, sinh khương 6g, táo 4 quả. Cho các vị thuốc vào nồi cùng 4 bát con nước, nấu còn lại 1 bát, cho nước ra, tiếp tục cho 3 bát nước vào, nấu còn lại nửa bát. Hòa 2 nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc còn ấm. Bài thuốc thích hợp với người có triệu chứng đau đầu, gáy khó cử động, gáy yếu, tay chân yếu, nhất là ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, hay mơ, tự ra mồ hôi, da mặt xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Đối với những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tim mạch... cần đến thầy thuốc để bắt mạch kê đơn không tự ý sử dụng bài thuốc.

Ngoài ra, cần kết hợp với tập vận động cột sống cổ như: cúi cổ, quay cổ, nghiêng cổ sang trái rồi sang phải, mỗi bên 10 lần sao cho tai áp sát vai càng nhiều càng tốt, chú ý phải giữ cột sống lưng và thắt lưng ở tư thế thẳng, hai vai cân bằng. Các động tác phải vừa sức, nhịp nhàng và tạo được cảm giác dễ chịu; phải tập trung tư tưởng chỉ huy động tác, làm đến đâu theo dõi đến đó; trong khi thực hành hơi thở phải tự nhiên; phải kiên trì tập luyện và tự xoa bóp, mỗi ngày làm 1 - 2 lần vào sáng sớm khi mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

31 thg 7, 2013

NGUYÊN NHÂN ĐAU TỪ ĐÂU?


                Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến là ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài, lái xe, làm việc liên tục với máy tính…; bị nhiễm nóng lạnh đột ngột làm giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau…



Đau vai gáy kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe


                Hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

               Cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau.

                Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu – cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên, có cảm giác nhức nhối như bị điện giật. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên, sau một thời gian, người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau – đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt.

               Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

                 Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém… ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh.


Chữa trị có khó không?


                  Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.

               Thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, có tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên. Ngoài ra, có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống…


Nên tập luyện để phòng tránh


                    Để phòng đau cổ, vai, cần ngồi, đứng, ngủ sinh hoạt… đúng tư thế. Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, thỉnh thoảng nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu; không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Nên gối đầu thấp khi ngủ, tốt nhất gối chỉ nên cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm.

                   Không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu răng rắc. Nhiều người cho rằng làm thế sẽ đỡ nhức mỏi nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng; Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.

                    Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài; tránh căng thẳng; luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống… thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh.

BẤM HUYẾT GIẢM ĐAU VAI GÁY CỔ



Châm cứu và xoa bóp là phương pháp điều trị của Y học cổ truyền dân tộc không cần dùng thuốc, dễ học dễ làm, có thể thực hiện ngay tại các tuyến y tế cơ sở, mọi cán bộ y tế hoặc những ai say mê đều có thể học và làm được. Sau đây là những thao tác cơ bản:
  •  Bệnh nhân ngồi trên ghế, thả lỏng cơ, thầy thuốc đứng và làm lần lượt các động tác sau: xoa, day, lăn, bóp từ vùng bả vai qua huyệt kiên tỉnh đến đại trùy và lên huyệt phong trì. Từ huyệt đốc du lên huyệt phong trì, mỗi động tác làm từ 3-5 lần.
  •  Bấm và day các huyệt phong trì, đại trùy, phong môn, kiên tỉnh, đốc du (vừa bấm vừa vận động cổ quay sang phải và sang trái). Riêng huyệt bá lao khi bấm thì không vận động cổ.
  •  Khi xoa bóp nếu kết hợp xoa thêm dầu gió hoặc cao sao vàng thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn.
  •  Kiểm tra cơ ở vùng huyệt đốc du nếu thấy co cứng thì ta bấm, bật cơ, day nhẹ thì bệnh nhân sẽ đỡ đau và vận động cổ gáy dễ dàng ngay.
  •  Khi vận động cổ bệnh nhân: thầy thuốc nắm một bàn tay kê ngang cổ bệnh nhân làm điểm tựa, còn tay kia của thầy thuốc điều khiển cổ bệnh nhân nghiêng sang phải, sang trái, cúi cổ và ngửa cổ.

Lưu ý:

        -  Đối với những bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên do mật độ khoáng chất của xương giảm dần nên cần cho đo kiểm tra mật độ khoáng chất xương trước khi làm xoa bóp.

       - Với những trường hợp bệnh nhân bị đau vai gáy mạn tính thì cần cho chụp film X-quang phổi để loại trừ các bệnh lý ở phổi và bệnh lý ở trung thất.

CHĂM SÓC BẢN THÂN GIẢM ĐAU VAI CỔ GÁY


                Có nhiều những tổn thương ở vùng vai có thể chữa trị được ngay tại nhà bằng những loại thuốc chống viêm không chứa steroid (viết tắt là NSAIDs) mà không cần kê theo đơn của bác sĩ, chẳng hạn như Ibuprofen (Advil, Motrin IB) và Naproxen (Aleve). Nếu bạn không thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không chứa steroid hoặc bạn đã đang trong thời gian sử dụng những loại thuốc kháng viêm dùng trong điều trị viêm khớp, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị của bạn để có được những lời khuyên trước khi quyết định sử dụng những loại thuốc giảm đau không theo đơn.

               Trong vòng 48h đầu sau khi bị tổn thương, bạn cũng nên đồng thời bắt đầu sử dụng những biện pháp tự chăm sóc cho bản thân mình.
Cần phải nghỉ ngơi khi vận động nhiều
         Nghỉ ngơi: Kết hợp nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình vận động. Tránh vận động vùng khớp vai bị tổn thương.
  • Chườm đá: Đặt một túi chườm đá vào vùng vai của bạn trong vòng 15 – 20 phút một lần để giảm đau và giảm sưng.
  • Băng nén cố định: Băng nén cố định vùng vai bằng một dải băng đàn hồi giúp cố định vùng vai và giảm sưng.
  • Nâng nhấc vùng vai: Nâng nhấc vùng vai càng nhiều càng tốt trong khả năng của bạn, luôn giữ cho vùng vai của bạn ở vị trí cao hơn so với tim. Dùng các loại gối kê để đẩy cao vùng vai của bạn lên cao khi nằm.
       Dù cho bạn có bị những tổn thương cấp tính hay là viêm khớp mãn tính đi chăng nữa thì những loại thuốc cũng không bao giờ cón thể loại trừ cơn đau một cách hoàn toàn tận gốc được. Vì vậy dưới đây sẽ là một số những mẹo nhỏ cũng như các thiết bị chữa trị mà bạn nên thử để có thể hỗ trợ thêm cho bạn trong quá trình giảm đau, hồi sức hay đơn giản chỉ là trong những sinh hoạt bình thường hàng ngày:

  • Chườm nóng và chườm lạnh: Ngoài việc rất có ích cho việc giảm viêm đối với những tổn thương mới gặp ở vùng vai thì chườm lạnh cũng rất hữu hiệu đối với các cơn đau mãn tính hoặc các vùng đau và viêm đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn của bệnh viêm khớp. Đối với những vùng vai bị nhức mỏi nhưng không kèm theo viêm nhiễm cấp tính thì có thể sử dụng chườm nóng để giảm đau.
  • Vật lý trị liệu: Trong thời kì đầu của bệnh viêm khớp, vật lý trị liệu có thể sẽ rất hiệu quả cho việc tăng cường sức mạnh cho những vùng cơ vai cũng như duy trì tầm vận động cho các khớp ở vùng vai. Bác sĩ của bạn cũng có thể sẽ chỉ định các bài tập vật lí trị liệu đối với một số những tổn thương vùng vai hoặc để giúp phục hồi cho vùng vai sau phẫu thuật.
  • Điện xung thần kinh qua da (TENS) : Là kĩ thuật sử dụng một dòng điện với cường độ yếu được phân tán qua các tấm điện cực được đặt trên da, TENS sẽ giúp ngăn chặn các tín hiệu đau phát từ các thụ thể ngoài da chuyển lên não. Biên pháp này sẽ rất có ích cho việc kiểm soát các cơn đau tạm thời ở một số những bệnh nhân bị viêm khớp vai
  • Băng đeo: Đối với một số những ca gãy xương vai, bao gồm hầu hết những trường hợp gãy xương bả vai, thì việc sử dụng băng đeo để cố định các khớp như là một phương pháp điều trị bảo tồn, được xem như là một phương pháp điều trị rất hiệu quả. Vùng vai có thể sẽ bị cứng ở lần đầu tiên khi bác sĩ tháo bỏ băng đeo. Vì vậy sau đó, các bài tập hay những liệu trình vật lý trị liệu sẽ là cực kì cần thiết trong việc giúp phục hồi lại đầy đủ tầm vận động cho vùng vai sau một thời gian bất động khá lâu.
  • Điện xung: Việc kích thích bằng xung điện đối với các mô cơ ( điện xung thần kinh cơ) quanh vùng vai có thể sẽ rất hiệu quả trong việc tăng cường sức mạnh cho những cơ bắp nâng đỡ cho khớp vai đồng thời cũng giúp giảm đau ở trong cũng như xung quanh khớp. Đối với vùng vai thì kĩ thuật này có thể sẽ là một biện pháp bổ trợ hiệu quả cho việc điều trị bằng phẫu thuật những trường hợp bị rách (nhóm) cơ, gân vùng đai vai. Có một số những nghiên cứu đã chứng minh cho sự hiệu quả của cách chữa trị nêu trên, tuy nhiên, các nghiên cứu lại hầu như chỉ tập trung phần lớn vào những biện pháp điệu trị cho bệnh viêm xương khớp vùng đầu gối.
  • Các thiết bị hỗ trợ: Khi cơ vùng vai bị cứng hay đau, bạn sẽ rất vất vả trong các hoạt động hàng ngày chẳng hạn như: tắm rửa, mặc quần áo, lái xe, hay với lấy những vật dụng trong nhà bếp. Có rất nhiều những thiết bị hỗ trợ sẽ giúp cho những hoạt động trên được dễ dàng hơn, bao gồm những dụng cụ với chuyên dụng, thiết bị kéo khóa quần áo, những loại bàn chải hay xốp cọ rửa có cán cầm dài và những loại quần áo được thiết kế đặc biệt chuyên dành riêng cho những trường hợp đau vai như vậy. Bạn có thể mua rất nhiều những thiết bị hỗ trợ kiểu như trên ở các cửa hàng bán dụng cụ y khoa và các danh mục hàng hóa chuyên dụng được đặt mua qua đường bưu điện. Hơn nữa, hãy trao đổi với bác sĩ và các điều trị viên vật lí trị liệu và/hoặc chuyên gia điều trị trước khi quyết định sử dụng các thiết bị hỗ trợ trên.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hỗ trợ trực tuyến