10 thg 10, 2013

GIẢM CHỨNG ĐAU CỔ VAI GÁY

Cháu tự nhiên thấy đau cứng cổ, đầu mặt cổ cứ ngay đơ, ai gọi cũng phải quay cả người như tượng gỗ.


- Chả tự nhiên đau cứng cổ đâu. Cái này gọi là hội chứng đau cấp tính cổ-vai-gáy. Mấy hôm nay, nhất là tối hôm trước làm việc ngủ nghê thế nào.
Đau cổ vai gáy
- Mệt quá ngồi ngủ gật, rồi lăn ra ngủ còng queo, sáng dậy thấy cổ gáy đau cứng đến tận giờ.

- Nguyên nhân là khi làm việc với màn hình vi tính, tư thế tự nhiên là phải giữ thẳng cổ - đầu để đọc nhìn đúng góc độ của màn hình, thời gian tập trung kéo dài cả ngày, lấn sang cả đêm tất nhiên sẽ gây co cứng khối cơ vùng cổ vai gáy, lưu thông máu bị cản trở gây thiếu oxy tại chỗ, thừa acide lactic, đông vón protein cơ tương tự như cơ chế cầu thủ bóng đá bị chuột rút (trong Nam kêu bằng vọp bẻ).

- Thảo nào cháu thấy rất đau, căng cứng cổ, cựa quậy một tí cơn đau lại tăng, không dám quay cổ hay cúi đầu. 

- Nếu đúng là cháu nghỉ ngơi ngủ nghê nghiêm chỉnh, cái đau mỏi cổ gáy sẽ giảm đi rõ rệt nhưng khổ nỗi, mệt quá đến mức ngủ ngồi, cái cổ có được nghỉ như khi nằm đâu. Lúc ngủ lại bạ đâu nằm đấy, tư thế ngủ cũng chẳng thoải mái như một giấc ngủ yên lành, thấy mỏi cổ lại kê gối rõ cao tưởng cho đỡ mỏi gáy… kỳ thực càng làm khối cơ cứ giữ nguyên tư thế bất thường lúc trước. 

Trong giấc ngủ, điều chỉnh tự nhiên của sinh lý giảm nhịp tim nhịp thở, giảm huyết áp, giảm chuyển hóa cơ bản để tiết kiệm năng lượng; việc tiết kiệm này tối ưu cho một giấc ngủ bình thường lại thành bất lợi khi không lưu thông khí huyết đủ để giải quyết tình trạng căng cơ đang làm đau cổ gáy.

- Nhưng cháu đang đau lắm, bác phải chữa cho cháu khỏi đã mới có đầu óc nghe tiếp tư vấn.

- Đầu tiên, uống một cốc sữa nóng cho tỉnh táo một chút. Tiếp theo là đi tắm nước nóng. Lúc này, nằm thoải mái thả lỏng người trong một bồn nước nóng sẽ thấy công năng cái bồn tắm có ích cho trường hợp này. Đấy là xì-pa (spa) nhà làm được mà hoàn toàn đúng nghĩa tích cực cho sức khỏe của liệu pháp spa. 

Tất nhiên, nếu có điều kiện đi tắm hơi kèm massage ở các cơ sở y tế có khoa thủy liệu pháp, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, có bác sĩ và điều dưỡng viên chăm sóc thì nhất (nếu có điều kiện tiền bạc và thời gian) .

- Bác phải bày cho cháu cách nào rẻ hơn, tiện hơn chứ làm sao nghỉ làm chỉ vì đau cổ. Cũng chả đủ tiền đi spa với cái lương nhân viên hợp đồng.

- Có thể làm nhiều cách để khỏi triệu chứng. Trong khi tắm nước nóng, tự mình tập các động tác vận động vùng cổ theo đủ các chiều quay, xoay, cúi - ngửa đầu. Làm từ từ, không đột ngột, không quá mức làm đau cơ. Kết hợp tập thở sâu, chậm để cung cấp thêm oxy. 

Tự xoa bóp, day, véo, lăn trên các cơ vùng cổ gáy, rộng ra cả nền cổ (giải phẫu gọi là cơ thang) và ra hai vai, hai khớp vai, hai cánh tay. 

Sau hết, thả lỏng người, tập thêm các động tác vận động tay, vặn người sang hai bên, cúi lưng ở mức có thể gập được mà không đau, tập các động tác chân… tất cả đều theo nguyên tắc thả lỏng cơ, nhẹ nhàng.

Nếu có người giúp, nhờ làm massage cổ-vai-gáy, không nhất thiết là nhân viên chuyên nghiệp, chỉ cần làm các động tác kiểu đấm bóp tẩm quất. Cũng có thể cạo gió hai bên dọc theo cổ - nền cổ và hai vai, hoặc chườm ngải cứu, chườm nóng, chườm paraphin nóng…

Còn phòng bệnh thế nào ạ?

- Tất cả học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, những người phải ngồi lâu ở tư thế giữ đầu nhìn một góc cố định, đều có lúc bị chứng đau này. 

Để tránh bị lại nhiều lần, sau sẽ có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, chèn ép thần kinh mạch máu, cần có 5 phút mỗi giờ ra ngoài trời, thay đổi tầm nhìn góc nhìn và tập vài động tác đầu cổ vai cánh tay. 

Khi đi ngủ phải nằm thoải mái thả lỏng người, không gối đầu cao gối cứng, phòng ngủ thông gió tốt đủ oxy.
Cháu cảm ơn bác sĩ.

CÁCH PHÒNG BỆNH


Đau cơ ở cổ là một căn bệnh khá phổ biến mà mọi người thường mắc phải. Cũng có khá nhiều phương pháp đơn giản giúp phòng tránh căn bệnh này.


Triệu chứng
Thông thường, những cơn đau sẽ xảy ra ở khu vực xung quanh cổ và ảnh hưởng đến vùng cơ của cổ.Cơn đau có thể lan tỏa đến vai hoặc vùng xương dẹt giữa hai vai. Chúng còn có thể lan rộng xuống cánh tay, chân hoặc tấn công lên vùng đầu, gây đau nửa đầu hoặc đau cả hai bên.

Phần cơ ở cổ sẽ bị căng, đau, sờ vào thấy cứng.

Các cơn đau buốt có thể gia tăng bất thường nếu thay đổi tư thế cổ, quay đầu về một bên (chứng vẹo cổ).

Xuất hiện cơn đau ở phần đáy sọ, có thể kèm theo cảm giác đau và yếu ở hai vai, tay. Có cảm giác đau rát như bị kim châm hoặc ngứa ran ở tay và các ngón tay.

ẢNH MINH HỌA

Biện pháp điều trị
Đa số các cơn đau cổ đều có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc tây, chườm nóng, chườm lạnh và nghỉ ngơi. Một số bí quyết sau đây sẽ rất hữu ích, giúp bạn nhanh chóng giảm cơn đau:

- Áp dụng biện pháp chườm nóng và lạnh luân phiên (cứ 2 giờ lại chườm trong khoảng 15 phút) ở những vùng mô mềm sẽ giúp giảm sưng và tránh bị chuột rút ở các cơ.

- Nhẹ nhàng đảo đầu về một bên, bắt đầu từ bên phải rồi thay đổi từ từ sang trái. Cố gắng chạm cằm vào ngực nhằm kéo phần cổ xuống thấp. Duy trì tư thế trong khoảng 10 giây rồi mới đổi bên.

- Khi ngồi nhìn thẳng về phía trước, cần ngồi ở tư thế thẳng, giữ cho đầu và cổ nằm ở vị trí chính giữa.

- Mát-xa nhẹ nhàng vùng cổ.

- Uống thuốc để chống sưng tấy và đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Bạn nên tích cực hoạt động. Cố gắng duy trì những hoạt động bình thường để giúp các cơ ở cổ luôn hoạt động, không nên nằm ì một chỗ trên giường. Nếu bác sĩ yêu cầu phải đeo vòng để bảo vệ cổ, bạn cần tuân thủ chỉ định này.

Cách phòng ngừa
- Điều chỉnh tư thế. Nâng ngực, thả lỏng hai vai, hạ cằm và giữ thẳng đầu. Tư thế này sẽ giúp cổ luôn chắc chắn, thẳng và được thoải mái.

- Tư thế ngủ. Một chiếc gối thấp sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với tất cả mọi người. Tránh nằm sấp khi ngủ.

- Cố gắng thư giãn. Cần nhận biết sự căng thẳng mà bản thân đang gặp phải. Có thể bạn đang khom vai và nghiến chặt răng mà không hề nhận ra mình đang gây hại cho chính bản thân.

- Khi làm việc. Tránh cúi đầu quá thấp hoặc nghiêng đầu sang một bên quá lâu. Hãy thay đổi vị trí và thả lỏng.

- Tập thể dục. Các khớp xương và phần cơ ở cổ sẽ được dẻo dai và khỏe mạnh nếu bạn thường xuyên luyện tập những bài thể dục đúng đắn cho cổ. Bạn có thể tham khảo sự tư vấn của chuyên gia vật lý trị liệu, tìm kiếm các bài tập cho cổ trên sách báo, internet…

ĐAU CỔ VAI GÁY VÌ NHẮN TIN QUÁ NHIỀU

Điện thoại di động là nguồn gốc của một căn bệnh thời đại mới: bệnh đau cổ mà người Anh gọi là “text-neck”. Bất cứ ai nghiện nhắn tin đều trải nghiệm ít nhiều cảm giác này do sai tư thế đầu khi sử dụng điện thoại.
Điều đáng lo là “text-neck” ngày càng phổ biến trong giới trẻ Âu-Mỹ. IRBMS, một viện nghiên cứu sức khỏe và y tế cấp vùng phía Bắc nước Pháp, cho biết “hơn 20% người sử dụng điện thoại di động cho biết họ dành từ hai đến bốn tiếng trong ngày để nhắn tin”. Đây là một xu hướng rất xấu cho sức khỏe. “Text-neck” là một bằng chứng hùng hồn.

Tại sao đau cổ?

Đầu tiên, cụm từ “text-neck” chỉ những cơn đau và mỏi cổ sau khi miệt mài nhắn tin. Ngữ nghĩa này sau đó đã được mở rộng để chỉ chứng đau cổ do sử dụng các loại thiết bị điện tử có màn hình, từ điện thoại thông minh đến máy tính bảng.

Nguyên nhân đau cổ được xác định là do màn hình không nằm ngang tầm mắt người sử dụng. Để xem, người sử dụng thường phải cuối mặt xuống, chiếc cằm gần chạm ngực khiến cần cổ bị cong. Đây là một tư thế rất có hại vì lâu ngày cơ cổ bị căng cứng, thậm chí các đốt xương cổ bị xô lệch.

Bác sĩ Lea Gluszak, chuyên gia về xương ở Paris, giải thích: “Đầu con người nặng trung bình từ 4,5 kg đến 5,5 kg. Cổ và vai chúng ta không thích hợp để chịu đựng sức nặng đó trong một thời gian dài”.





Sai tư thế cổ không phải là thủ phạm duy nhất. Tư thế cánh tay, cùi chỏ, bàn tay và ngón tay cũng góp phần của mình. Theo y học Trung Quốc, sự va chạm đầu các ngón tay lên một vật cứng ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Khi bạn bấm phím điện thoại di động bằng ngón tay cái, lòng bàn tay bị lật ngửa lên trời, cổ tay xoay chuyển không ngừng. Đây là một tư thế bất thường có thể làm đau nhức đầu ngón tay vì lúc đó cần cổ bạn bị căng cứng.

Ngoài ra, theo bác sĩ Pascale Rekeneire, chuyên gia về Shiatsu (xoa bóp kiểu Nhật), khi bạn nhắn tin hoặc đọc email, cơ mặt căng cứng và mắt nheo lại. Lập đi lập lại nhiều lần trong ngày, điều này có thể khiến bạn đau cả đầu, đau nửa đầu mãn tính, mất ngủ, xây xẩm mặt mày và, trong vài trường hợp, bị loạn thị giác.

Làm gì để tránh ?

Không nên đợi đến đau cổ triền miên, phải hành động ngay bây giờ. Sau đây là vài mẹo hữu ích cho các bạn lỡ nghiện nhắn tin và chat.

- Sau khi nhắn tin, chat, bạn nên xoay cổ vài vòng để làm giãn cơ bên cột sống.

- Ngồi làm việc, cần giữ thẳng cột sống (không ngả ra đàng sau để tựa lưng), hai bàn chân giữ chặt trên mặt đất, cánh tay đặt trên bàn, cẩn cổ thẳng, màn hình để ngang tầm mắt.

- Thường xuyên rời mắt khỏi màn hình nhìn ra xa để mắt được nghỉ ngơi và cần cổ trở về tư thế tự nhiên.

- Sau hai tiếng làm việc với máy tính hoặc điện thoại di động nên rảo bước để làm giãn cơ chậu và hít thở sâu.

8 thg 10, 2013

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU CỔ VAI GÁY

Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng... Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.


Bệnh hay gặp từ tuổi trung niên khi cơ thể, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến là ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài, lái xe, làm việc liên tục với máy tính...; bị nhiễm nóng lạnh đột ngột làm giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau... Hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau.

Làm giảm chất lượng sống

Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu - cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên, có cảm giác nhức nhối như bị điện giật. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên, sau một thời gian, người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau - đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt.

Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém... ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh.

Chữa trị có khó không?
Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.

Thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, có tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên. Ngoài ra, có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống...

Nên tập luyện để phòng tránh
Để phòng đau cổ, vai, cần ngồi, đứng, ngủ sinh hoạt... đúng tư thế. Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, thỉnh thoảng nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu; không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Nên gối đầu thấp khi ngủ, tốt nhất gối chỉ nên cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm.

Không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu răng rắc. Nhiều người cho rằng làm thế sẽ đỡ nhức mỏi nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng; Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài; tránh căng thẳng; luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh.

BS. Đỗ Hoàng Lan

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY


Các biểu hiện của hội chứng đau vai gáy thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật.


Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp. Một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.
Đau cổ vai gáy
Có thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau và cạnh cột sống cổ kèm hạn chế vận động cột sống cổ.

Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh.

Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi.

Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém,… ảnh hưởng lớn tới tinh thần và hiệu quả lao động

7 thg 10, 2013

LÀM SAO ĐỂ PHÒNG ĐƯỢC BỆNH ĐAU VAI CỔ


Ngồi làm việc trước màn hình vi tính của các công chức, ngồi học kéo dài nhiều giờ của học sinh sinh viên, làm việc ở tư thế ngồi theo dây chuyền công nghiệp của công nhân... dễ dẫn tới cảm giác căng thẳng, đau vai gáy, đau lưng mỏi mắt. Để giúp phòng tránh và cải thiện những rắc rối trên, người lao động cần phải bảo đảm tư thế làm việc và luyện tập đúng để nâng cao hiệu quả lao động, học tập và sức khỏe.


Tại sao cần phải bảo đảm tư thế đúng khi làm việc?
Luyện tập thường xuyên giúp giảm đau mỏi cổ vai gáy
Để tiết kiệm năng lượng cho cơ.

- Đối với lao động cơ bắp: Lượng cấp máu cho cơ đáp ứng đủ theo nhu cầu do cơ co và được thư giãn sau mỗi cử động, trong khi đó lao động tĩnh, cơ phải co liên tục để duy trì tư thế, các sợi cơ khi co sẽ ép vào thành mạch - hiệu ứng bơm cơ sẽ ngăn cản máu đến cơ nên máu đến cơ ít hơn, cơ buộc phải lấy thêm năng lượng để hoạt động từ chuyển hóa yếm khí, acid lactic sẽ ứ đọng trong cơ dẫn tới đau cơ.

- Giảm lực ép, tỳ đè lên cột sống: Cột sống của bạn giống như cột trụ chống đỡ cho cơ thể, bao gồm từ 32-33 đốt sống. Các đốt sống trên và dưới khớp với nhau tạo nên ống sống để bảo vệ tủy sống, ở giữa 2 đốt sống là đĩa đệm có tác dụng như bộ phận giảm xóc cho cơ thể (giảm sức ép lên cột sống trong khi lao động và trong sinh hoạt hằng ngày). Đĩa đệm được cấu tạo bằng một nhân nhày ở giữa, bao bọc xung quanh là vòng xơ.

Đĩa đệm được dinh dưỡng theo kiểu thẩm thấu. ban ngày đĩa đệm phải làm việc, bị mất nước, ban đêm được nghỉ ngơi (ở tư thế nằm lực ép giảm tạo thuận lợi cho việc tái hấp thu nước). Nếu chúng ta không biết bảo vệ cho đĩa đệm (chọn tư thế đúng, tránh tư thế có hại cho đĩa đệm, nghỉ ngơi hợp lý) thì đĩa đệm chóng bị thoái hóa, khi đó chức năng giảm xóc giảm sẽ kéo theo hàng loạt các rắc rối như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp sau... gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Lực ép lên cột sống thay đổi theo tư thế của bạn, lực ép ở tư thế ngồi cao hơn rất nhiều so với tư thế nằm và đứng. Trong các kiểu ngồi làm việc, tư thế ngồi mà phải duy trì giữ hai tay không có điểm tựa thì lực ép lên đĩa đệm là cao nhất. Tư thế ngồi tay có điểm tựa là tư thế được chấp nhận, vì bảo đảm cân bằng để làm việc và lực ép lên cột sống thấp, ở tư thế này, lưng được tựa, cẳng tay có điểm tựa.

Một số tư thế đúng để phòng tránh đau vai gáy

- Tư thế làm việc đúng trước máy vi tính:

Vai: Được thả lỏng, cẳng tay luôn ở trên mặt phẳng ngang, vuông góc với khuỷu, cổ tay thẳng trục với cẳng tay.

Cổ: Giữ ở vị trí trung tính, thẳng trục với cột sống.

Lưng: Giữ thẳng, ghế phải có tựa cho vùng thắt lưng.

Khi ngồi, tránh tư thế cong lưng, cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng trục với chân, nên kê một gối mỏng ở đoạn thắt lưng. Nên giải lao khi phải ngồi kéo dài, cứ 45-60 phút giải lao một lần.

- Tư thế đúng khi lái xe: Khi lái xe, giữ thẳng lưng, kê gối ở đoạn thắt lưng, đầu và cổ giữ thẳng trục với thân, di chuyển ghế ngồi gần volant sao cho vai cánh tay không bị căng. Khi lái xe khoảng 150-200km nên nghỉ 1 lần.

- Tư thế nằm: Khi nằm không được gối quá cao, làm cột sống cổ không thẳng trục với thân. Nên gối phần đầu và cổ, không được kê gối xuống dưới vai.

- Khi làm việc nhà: Tránh các động tác ngửa cổ trong sinh hoạt hằng ngày như lau cửa, mắc quạt trần, lau đèn, lấy đồ trên cao, để giảm căng thẳng cho cổ vai hãy sử dụng ghế, thang khi làm những công việc này.

Một số động tác luyện tập khi bị đau vai gáy

- Ngồi thư giãn trên ghế, thẳng lưng, đầu, cổ. Xoay đầu từ từ sang 2 bên. Nghiêng đầu sang phải và trái. Thực hiện từ 3-5 lần.

- Ngồi thư giãn trên ghế, nhún 2 vai lên cao, hạ thấp vai và thư giãn, nhắc lại 3-5 lần.

- Ngồi thư giãn trên ghế, xoay vai từ từ ra trước, ra sau rồi xoay tròn.

- Đứng dựa lưng vào tường, chân rộng bằng hông, gót chân cách tường 2-5cm. Hai bàn tay đặt sau gáy, khuỷu hướng ra trước, sau đó dang 2 cánh tay.

- Đứng sát tường, đặt quả bóng cao su lên vùng cơ cổ và vai (không đặt lên cột sống và xương bả vai), từ từ lăn bóng từng bên (trái, phải) 2-3 lần.

Kết hợp sử dụng máy massage cầm tay với các bài tập trên để giúp máu lưu thông, xoa bóp sâu vào các phần cơ của vai gáy, giúp giảm mỏi mệt, giảm uể oải do ít vận động. 

Khi phải ngồi làm việc kéo dài bạn nên tập thêm các động tác co chân và bàn chân để cải thiện tình trạng căng cơ và “xuống máu chân” (tăng cường lưu thông máu). Để tập chân và bàn chân bạn có thể ngồi duỗi thẳng đầu gối; ngồi nâng bàn chân khỏi nền nhà; đứng thẳng, tỳ sát lưng vào tường, duỗi thẳng gối, đưa chân ra phía trước; đứng, tay vịn ghế, đá chân ra phía ngoài, đưa chân ra phía sau.

ThS. Ngân Thị Hồng Anh

TÌM HIỂU BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY

Cháu tự nhiên thấy đau cứng cổ, đầu mặt cổ cứ ngay đơ, ai gọi cũng phải quay cả người như tượng gỗ.


- Chả tự nhiên đau cứng cổ đâu. Cái này gọi là hội chứng đau cấp tính cổ-vai-gáy. Mấy hôm nay, nhất là tối hôm trước làm việc ngủ nghê thế nào.
Cổ đau cứng khi ngủ không đúng tư thế
- Mệt quá ngồi ngủ gật, rồi lăn ra ngủ còng queo, sáng dậy thấy cổ gáy đau cứng đến tận giờ.

- Nguyên nhân là khi làm việc với màn hình vi tính, tư thế tự nhiên là phải giữ thẳng cổ - đầu để đọc nhìn đúng góc độ của màn hình, thời gian tập trung kéo dài cả ngày, lấn sang cả đêm tất nhiên sẽ gây co cứng khối cơ vùng cổ vai gáy, lưu thông máu bị cản trở gây thiếu oxy tại chỗ, thừa acide lactic, đông vón protein cơ tương tự như cơ chế cầu thủ bóng đá bị chuột rút (trong Nam kêu bằng vọp bẻ).

- Thảo nào cháu thấy rất đau, căng cứng cổ, cựa quậy một tí cơn đau lại tăng, không dám quay cổ hay cúi đầu. 

- Nếu đúng là cháu nghỉ ngơi ngủ nghê nghiêm chỉnh, cái đau mỏi cổ gáy sẽ giảm đi rõ rệt nhưng khổ nỗi, mệt quá đến mức ngủ ngồi, cái cổ có được nghỉ như khi nằm đâu. Lúc ngủ lại bạ đâu nằm đấy, tư thế ngủ cũng chẳng thoải mái như một giấc ngủ yên lành, thấy mỏi cổ lại kê gối rõ cao tưởng cho đỡ mỏi gáy… kỳ thực càng làm khối cơ cứ giữ nguyên tư thế bất thường lúc trước. 

Trong giấc ngủ, điều chỉnh tự nhiên của sinh lý giảm nhịp tim nhịp thở, giảm huyết áp, giảm chuyển hóa cơ bản để tiết kiệm năng lượng; việc tiết kiệm này tối ưu cho một giấc ngủ bình thường lại thành bất lợi khi không lưu thông khí huyết đủ để giải quyết tình trạng căng cơ đang làm đau cổ gáy.

- Nhưng cháu đang đau lắm, bác phải chữa cho cháu khỏi đã mới có đầu óc nghe tiếp tư vấn.

- Đầu tiên, uống một cốc sữa nóng cho tỉnh táo một chút. Tiếp theo là đi tắm nước nóng. Lúc này, nằm thoải mái thả lỏng người trong một bồn nước nóng sẽ thấy công năng cái bồn tắm có ích cho trường hợp này. Đấy là xì-pa (spa) nhà làm được mà hoàn toàn đúng nghĩa tích cực cho sức khỏe của liệu pháp spa. 

Tất nhiên, nếu có điều kiện đi tắm hơi kèm massage ở các cơ sở y tế có khoa thủy liệu pháp, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, có bác sĩ và điều dưỡng viên chăm sóc thì nhất (nếu có điều kiện tiền bạc và thời gian) .

- Bác phải bày cho cháu cách nào rẻ hơn, tiện hơn chứ làm sao nghỉ làm chỉ vì đau cổ. Cũng chả đủ tiền đi spa với cái lương nhân viên hợp đồng.

- Có thể làm nhiều cách để khỏi triệu chứng. Trong khi tắm nước nóng, tự mình tập các động tác vận động vùng cổ theo đủ các chiều quay, xoay, cúi - ngửa đầu. Làm từ từ, không đột ngột, không quá mức làm đau cơ. Kết hợp tập thở sâu, chậm để cung cấp thêm oxy. 

Tự xoa bóp, day, véo, lăn trên các cơ vùng cổ gáy, rộng ra cả nền cổ (giải phẫu gọi là cơ thang) và ra hai vai, hai khớp vai, hai cánh tay. 

Sau hết, thả lỏng người, tập thêm các động tác vận động tay, vặn người sang hai bên, cúi lưng ở mức có thể gập được mà không đau, tập các động tác chân… tất cả đều theo nguyên tắc thả lỏng cơ, nhẹ nhàng.

Nếu có người giúp, nhờ làm massage cổ-vai-gáy, không nhất thiết là nhân viên chuyên nghiệp, chỉ cần làm các động tác kiểu đấm bóp tẩm quất. Cũng có thể cạo gió hai bên dọc theo cổ - nền cổ và hai vai, hoặc chườm ngải cứu, chườm nóng, chườm paraphin nóng…

Còn phòng bệnh thế nào ạ?

- Tất cả học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, những người phải ngồi lâu ở tư thế giữ đầu nhìn một góc cố định, đều có lúc bị chứng đau này. 

Để tránh bị lại nhiều lần, sau sẽ có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, chèn ép thần kinh mạch máu, cần có 5 phút mỗi giờ ra ngoài trời, thay đổi tầm nhìn góc nhìn và tập vài động tác đầu cổ vai cánh tay. 

Khi đi ngủ phải nằm thoải mái thả lỏng người, không gối đầu cao gối cứng, phòng ngủ thông gió tốt đủ oxy.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hỗ trợ trực tuyến