28 thg 10, 2013

CÁCH TRỊ BỆNH CỔ VAI GÁY

Đau, mỏi cổ; vai; gáy là biểu hiện rất thường gặp, có khi các biểu hiện này lan dọc theo cánh tay tới bàn tay. Đây thường là hậu quả của hiện tượng quá tải cơ vùng cổ gáy, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.


Bệnh thường gặp ở những người phải làm việc trong tư thế ngồi nhiều (như làm với máy tính, nghề may… ), làm việc trong trạng thái rung sóc (lái xe), các bất lợi cho cột sống trong sinh hoạt cũng như lao động khác (ngồi lệch, vẹo cổ khi làm việc, mang vác, xách nặng lệch một bên…).


Diễn biến của bệnh kéo dài gây khó chịu trong sinh hoạt, khó tập trung trong công việc, các biến chứng hẹp ống sống do thoát vị hoặc do thoái hóa cũng có thể gây yếu tay chân.

Để phòng và hỗ trợ điều trị thì việc luyện tập là rất quan trọng.

Cách tập Tập xoay cổ: - Chuẩn bị: Giữ thẳng cổ. - Xoay đầu sang một bên tối đa có thể làm được, giữ lại tư thế này khoảng 5 giây. - Xoay sang bên đối diện và cũng giữ tư thế này khoảng 5 giây. - Làm lập lại khoảng 15 đến 20 động tác, tập 2-3 lần/ ngày.

Tập nghiêng cổ hai bên: - Chuẩn bị: Giữ thẳng cổ. - Nghiêng đầu từ từ sang bên tối đa có thể làm được. - Giữ tư thế nghiêng này khoảng 5 giây. - Trở lại vị trí ban đầu, rồi nghiêng sang bên đối diện. - Mỗi lần làm khoảng 5 -10 động tác, tập 2 - 3 lần/ ngày

Tập cúi ngửa cổ: - Chuẩn bị: Giữ thẳng cổ. - Cúi cổ tối đa rồi ngửa cổ tối đa. - Mỗi lần tập 5 -10 động tác, tập 2 - 3 lần/ ngày.

Tập mạnh cơ cổ: - Tập mạnh cơ hai bên cổ: + Chuẩn bị: Ngồi giữ thẳng cổ. + Dùng bàn tay đặt vào một bên đầu, dùng lực của cơ cổ đẩy nhẹ vào bàn tay này; giữ trong khoảng 5 giây. + Đổi bên và cũng làm như vậy, cũng giữ trong khoảng 5 giây. + Mỗi bên làm khoảng 5 lần, làm 2 – 3 lần/ ngày. 

- Tập mạnh cơ cổ phía sau: + Chuẩn bị: Ngồi giữ thẳng cổ, đặt hai bàn tay giữ ở vùng chẩm. + Tập: Ngửa cổ về phía sau, đồng thời hai bàn tay kéo ngược lại phía trước tạo nên một kháng lực vùng cơ cổ phía sau. Giữ liên tục trong khoảng 5 giây. + Làm khoảng 5 động tác như vậy, mỗi ngày tập 2 -3 lần.

- Tập mạnh cơ cổ phía trước: + Chuẩn bị: Ngồi giữ thẳng cổ, hai tay đặt trước trán. + Tập: Cúi đầu về phía trước, đẩy nhẹ vào hai bàn tay, tạo nên kháng lực ở vùng cơ cổ phía trước. Giữ trong khoảng 5 giây. + Làm khoảng 5 động tác như vậy, ngày làm 2- 3 lần.

Tự xoa bóp vùng cổ gáy: + Cách làm: Cổ hơi cúi nhẹ, dùng 3 đầu ngón tay giữa vuốt dọc vùng cổ từ dưới lên trên theo 3 đường: dọc 2 khối cơ cạnh cột sống cổ và dọc theo cột sống cổ. + Làm khoảng 10 lần cho mỗi đường, ngày làm 2 - 3 lần.

Ý nghĩa của việc tập luyện:

Việc tập luyện này sẽ đạt được các mục tiêu:

- Các khối cơ vùng cổ được chắc khỏe, luôn đều đặn, cân xứng hai bên và không bị co cứng quá mức, không bị mềm nhẽo quá mức. Tư thế cột sống cổ ở đúng trạng thái sinh lý, như thế sẽ giảm được đau, mỏi.

- Các khoang gian đốt sống và khớp đốt sống được thư giãn tạo điều kiện cho các mạch máu giãn nở giúp nuôi dưỡng tốt hơn cho cột sống cổ. Dinh dưỡng tốt sẽ giúp phòng và chống thoái hóa.

BS Nguyễn Xuân Thắng (Khoa Y học cổ truyền - phục hồi chức năng, BV Nhân dân 115)

BỆNH CỔ VAI GÁY ẢNH HƯỞNG TỚI CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng... Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.


Nguyên nhân gây đau?
Bệnh hay gặp từ tuổi trung niên khi cơ thể, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến là ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài, lái xe, làm việc liên tục với máy tính...; bị nhiễm nóng lạnh đột ngột làm giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau... Hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau.

Làm giảm chất lượng sống

Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu - cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên, có cảm giác nhức nhối như bị điện giật. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên, sau một thời gian, người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau - đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt.

Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém... ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh.

Chữa trị có khó không?

Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.

Thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, có tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên. Ngoài ra, có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống...

Nên tập luyện để phòng tránh

Để phòng đau cổ, vai, cần ngồi, đứng, ngủ sinh hoạt... đúng tư thế. Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, thỉnh thoảng nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu; không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Nên gối đầu thấp khi ngủ, tốt nhất gối chỉ nên cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm.

Không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu răng rắc. Nhiều người cho rằng làm thế sẽ đỡ nhức mỏi nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng; Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài; tránh căng thẳng; luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh. 

BS. Đỗ Hoàng Lan

21 thg 10, 2013

XOA BÓP TRỊ ĐAU VAI GÁY

Đau vai gáy là hội chứng đau từ cổ gáy tới vai, có khi lên mang tai, thái dương hoặc xuống tay, người bệnh hay bị đau một bên và đau mạnh nhất vào buổi sáng thức dậy. Để giảm hội chứng này bạn có thể áp dụng phương pháp xoa bóp rất dễ thực hiện dưới đây.

ẢNH MINH HỌA
Vai gáy thường đau ơ đâu và đau như thế nào?

Vị trí đau thường là từ cổ gáy đến vai, thường là một bên, có khi lan lên mang tai, thái dương hoặc xuống tay. Đau có thể khởi phát đột ngột sau khi ngủ dậy, sau khi làm việc ở một tư thế liên tục. Đau có thể làm hạn chế cử động cổ, khó quay đầu sang bên. Sờ nắn thường đau nhiều hơn. Đau có thể tăng khi gặp lạnh, khi đứng, đi, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi.

Đau vai gáy do tư thế được Y học cổ truyền quan niệm thuộc chứng Kiên bối thống. Thống tức là đau, Kiên là vùng vai; Bối là vùng lưng. Nguyên nhân do đầu, cổ bất động lâu, tư thế sai, các kinh lạc đi qua vùng sau cổ gáy bị tắc trở, khí huyết không lưu thông. Điều trị chủ yếu làm cho thông kinh hoạt lạc, khí huyết lưu thông.

Kỹ thuật xoa bóp điều trị đau vai gáy

Tư thế: người bệnh ngồi, người xoa bóp đứng sau lưng người bệnh, hoặc người bệnh nằm người xoa bóp ngồi phía trên đầu người bệnh.

Thoa bột talc hoặc dầu trơn một lớp vừa phải lên da vùng cổ vai.

Xoa: dùng các ngón tay di chuyển lướt trên da nhẹ nhàng theo vòng tròn từ cổ gáy đến vai 2 bên.

Day: dùng ngón tay cái ấn xuống da rồi di động chậm theo đường tròn từ cổ gáy đến vai bên đau (H.1).

Lăn: dùng các khớp bàn ngón tay vừa ấn vừa lăn vùng tam giác 3 huyệt: phong trì, đại chùy, kiên tĩnh(H.2).

Ấn các huyệt: phong trì, phong phủ, phế du, đốc du: dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt, rồi giữ nguyên ngón cái khoảng 10 – 20 giây(H.3, 4, 5).

Bóp gáy, bóp vai: dùng ngón cái và các ngón kia ôm lấy khối cơ cổ gáy, cơ vai rồi bóp bằng 4 hoặc 5 ngón, vừa bóp vừa kéo thịt lên, không để thịt hoặc gân trượt dưới tay sẽ gây đau (H.6).

Vờn: dùng 2 bàn tay hơi cong bao lấy một khối cơ, chuyển động 2 tay ngược chiều nhau, kéo cả da thịt người bệnh chuyển động theo, khối cơ lay động giữa 2 bàn tay.

Bạn cần làm đều đặn phương pháp xoa bóp này mới có hiệu quả. Tuy nhiên nếu không thấy có dấu hiệu tiến triển gì bạn hãy đến bệnh viện xương khớp để điều trị.

TRỊ ĐAU VAI GÁY PHONG HÀN

1.Đau vai gáy phong hàn

Thường xẩy ra đột ngột do co cứng các cơ thang, đòn chũm khi gặp lạnh , khi gỏnh vỏc nặng, gối cao YHDT cho răng do phong hàn xâm phạm vào các đường kinh mạch ở vai gáy gây ra


Triệu chứng: Đột nhiên vai gáy cứng đau quay cổ khó ,ấn vào các cơ thang, đòn chũm thấy đau và co cứng so với bên lành, sợ lạnh, rêu trắng, mạch phù


Pháp: Khu phong tán hàn , hành khí

Đau vai gáy phong hàn
Ma hoàng
12
Bạch chỉ
12
Trích thảo
4
Quế chi
8
Phòng phong
8
Đại táo
12
Sinh khương
8
Khương hoạt
8
Hoàng đằng
8
Xích thược
12
Hoàng kỳ
12
Qui xuyên
12







Châm cứu: Phong trì, Kiên tỉnh Thiên trụ, Thiên tông Dương lăng tuyền, Dương trì

Hoặc bài giải biểu hoạt lạc đan trị đau vai lan tới đỉnh đầu có biểu chứng

Giải biểu hoạt lạc đan
Cát căn
9
Quế chi
9
Qui đầu
9
Ma hoàng
9
Kê huyết đằng
30













Chú thích: Bài của khương xuân hoa giáo sư đại học y khoa thượng hải

2. Đau vai gáy  Can thận hư

Nguyên nhân: Can thận hư yếu gân xương không được cấp dưỡng đầy đủ, nội phong tự sinh

Triệu chứng: Đau cứng gáy, quay trở khó khăn, cúi xuống khó khăn, vận động nhiều thì đau nhiều có khi giật hoặc đau từng cơn, nằm nghỉ thỡ đỡ đau, lưỡi đỏ nhạt không tươi

Bổ thận tráng cân thang

Đau vai gáy can thận hư 1
Thục địa
20
Qui đầu
15
Ngưu tất
10
Tục đoạn
10
Bạch thược
8
Thanh bì
8
Ngũ gia bì
16
Sơn thù
8
Bạch linh
10
Đỗ Trọng
10



Bạch thược Mộc qua thang (Thành nghiệp điền yscn tyhv Bắc kinh)

Đau vai gáy can thận hư 2
Bạch thược
30
K huyết đằng
15
Cam thảo
10
Mộc qua
13
Cát căn
10













Bạch thược có thể dựng tới 60g nếu ỉa chẩy thì phải giảm liều đồng thời thêm Bạch truật 15,Hoài sơn 15.

3. Đau vai gáy Âm hư dương cang

Triệu chứng: Cổ gáy cứng đơ khó chịu, bệnh trình kéo dài, chóng mặt ù tai, lưng đùi mềm yếu, mặt mắt đỏ, đầu nặng chân nhẹ, đi đứng lảo đảo, mạch huyền tế là thuọc âm khuy dương cang
Bình can tiềm dương, nhu cân tức phong

Huyễn vậng ninnh (Lưu Hải hàm yscn tyhv chu khẩu Hà nam)

Đau vai gáy âm hư dương cang
Thục địa
15
Hoài sơn
30
Đan sâm
30
Bạch truật
30
Câu đằng
30
Phòng phong
15
Long cốt
15
Tào hưu
10
Sơn thù
30
Phục thần
30
Ngũ vị
12
Thiên ma
12
Cúc hoa
30
Ngọc trúc
30
S Mẫu lệ
30









4. Đau vai gáy Hàn đờm

Bài thuốc trị: Đau nhức cổ gáy do thoái hoá đốt sống cổ tham khảo ly trần hữu nam

Lý : hàn đàm

 Đau vai gáy hàn đờm
Cam thảo
6
Bạch linh
16
Phòng phong
12
Khương hoạt
12
Tế tân
6
Hoàng cầm
12
Quế chi
12
Cốt tóai bổ
12
X truật
12
Xuyên khung
12
Trần bì
8
Đẳng sâm
16
Táo
3q
Chỉ thực
8


5. Đau vai gáy Phong đờm

Gáy cứng lâu ngày, xoay chuyển khó khăn, đau nhức, chân tay tê dại, gân xương đau mỏi hoặc miệng mắt méo xếch

Hoạt huyết hoá ứ, hành khí thông lạc, trừ thấp quét đàm

  Đau vai gáy phong đờm
Qui đầu
15
Hồng hoa
9
Xuyên khung
12
Lưu kí nô
12
Khương hoàng
12
Khương hoạt
9
Uy linh tiên
12
Đờm nam tinh
9
Lộ lộ thông
30
Bạch chỉ
12
Tang chi
30
Bạch giới tử
9







Uống 6 thang nghỉ 1 ngày
Khí hư, chân tay tê  gia: Hoàng kỳ 30.
Gáy lưng căng cứng gia cát căn 24.
Nhiệt uất gia Ngân hoa 30.
Thấp nhiệt nung nấu ở trong tâm phiền miệng đắng gia Hoàng cầm 9, Long đởm thảo 4.5

6. Đau vai gáy Thận hư phong thấp

Triệu chứng: Gáy cứng, chân tay tê dại, lưng và cột sống cử động khó khăn, đau lâu ngày
Bổ thận trừ thấp
Uy linh thung dung thang (Trần thụ sõm gs tổng y viện GPQ)

Đau vai gáy Thận hư phong thấp
Uy linh tiên
15
Thục địa
15
Đan sâm
15
Nhục thung dung
15
Thanh đăng phòng
15




Sắc uống hoặc tán bột làm hoàn mật mỗi ngày uống 20g

Chi trên tê dại gia khương hoàng 10,
Chi dưới gia Ngưu tất 10.
Chú ý giữ gìn các khớp tránh tải trọng quá độ

8. Đau vai gáy  Phong nhiệt

Đau vai gáy phong nhiệt
Cát căn
20
Mộc hương
6
Bạch thược
12
Phòng phong
12
Sài hồ
6
Cam thảo
4
Táo
6
   

17 thg 10, 2013

TẬP LUYỆN PHÒNG BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY

Chữa trị có khó không?

Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.

Đau cổ vai gáy
Thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, có tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên. Ngoài ra, có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống…

Nên tập luyện để phòng tránh

Để phòng đau cổ, vai, cần ngồi, đứng, ngủ sinh hoạt… đúng tư thế. Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, thỉnh thoảng nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu; không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Nên gối đầu thấp khi ngủ, tốt nhất gối chỉ nên cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm.

Không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu răng rắc. Nhiều người cho rằng làm thế sẽ đỡ nhức mỏi nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng; Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài; tránh căng thẳng; luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống… thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh.
(Cẩm nang gia đình)

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TUỔI TRUNG NIÊN


Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng… Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống. 


Nguyên nhân gây đau?

Bệnh hay gặp từ tuổi trung niên khi cơ thể, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.
Đau vai gáy
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến là ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài, lái xe, làm việc liên tục với máy tính…; bị nhiễm nóng lạnh đột ngột làm giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau…

Đau vai gáy kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau.

Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu – cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên, có cảm giác nhức nhối như bị điện giật. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên, sau một thời gian, người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau – đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt.

Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém… ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh.

GIẢM ĐAU CỔ VAI GÁY

Đau cơ ở cổ là một căn bệnh khá phổ biến mà mọi người thường mắc phải. Cũng có khá nhiều phương pháp đơn giản giúp phòng tránh căn bệnh này.


Triệu chứng
Đau cổ vai gáy
Thông thường, những cơn đau sẽ xảy ra ở khu vực xung quanh cổ và ảnh hưởng đến vùng cơ của cổ.Cơn đau có thể lan tỏa đến vai hoặc vùng xương dẹt giữa hai vai. Chúng còn có thể lan rộng xuống cánh tay, chân hoặc tấn công lên vùng đầu, gây đau nửa đầu hoặc đau cả hai bên.

Phần cơ ở cổ sẽ bị căng, đau, sờ vào thấy cứng.

Các cơn đau buốt có thể gia tăng bất thường nếu thay đổi tư thế cổ, quay đầu về một bên (chứng vẹo cổ).

Xuất hiện cơn đau ở phần đáy sọ, có thể kèm theo cảm giác đau và yếu ở hai vai, tay. Có cảm giác đau rát như bị kim châm hoặc ngứa ran ở tay và các ngón tay.

Biện pháp điều trị

Đa số các cơn đau cổ đều có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc tây, chườm nóng, chườm lạnh và nghỉ ngơi. Một số bí quyết sau đây sẽ rất hữu ích, giúp bạn nhanh chóng giảm cơn đau:

- Áp dụng biện pháp chườm nóng và lạnh luân phiên (cứ 2 giờ lại chườm trong khoảng 15 phút) ở những vùng mô mềm sẽ giúp giảm sưng và tránh bị chuột rút ở các cơ.

- Nhẹ nhàng đảo đầu về một bên, bắt đầu từ bên phải rồi thay đổi từ từ sang trái. Cố gắng chạm cằm vào ngực nhằm kéo phần cổ xuống thấp. Duy trì tư thế trong khoảng 10 giây rồi mới đổi bên.

- Khi ngồi nhìn thẳng về phía trước, cần ngồi ở tư thế thẳng, giữ cho đầu và cổ nằm ở vị trí chính giữa.

- Mát-xa nhẹ nhàng vùng cổ.

- Uống thuốc để chống sưng tấy và đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Bạn nên tích cực hoạt động. Cố gắng duy trì những hoạt động bình thường để giúp các cơ ở cổ luôn hoạt động, không nên nằm ì một chỗ trên giường. Nếu bác sĩ yêu cầu phải đeo vòng để bảo vệ cổ, bạn cần tuân thủ chỉ định này.

Cách phòng ngừa

- Điều chỉnh tư thế. Nâng ngực, thả lỏng hai vai, hạ cằm và giữ thẳng đầu. Tư thế này sẽ giúp cổ luôn chắc chắn, thẳng và được thoải mái.

- Tư thế ngủ. Một chiếc gối thấp sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với tất cả mọi người. Tránh nằm sấp khi ngủ.

- Cố gắng thư giãn. Cần nhận biết sự căng thẳng mà bản thân đang gặp phải. Có thể bạn đang khom vai và nghiến chặt răng mà không hề nhận ra mình đang gây hại cho chính bản thân.

- Khi làm việc. Tránh cúi đầu quá thấp hoặc nghiêng đầu sang một bên quá lâu. Hãy thay đổi vị trí và thả lỏng.

- Tập thể dục. Các khớp xương và phần cơ ở cổ sẽ được dẻo dai và khỏe mạnh nếu bạn thường xuyên luyện tập những bài thể dục đúng đắn cho cổ. Bạn có thể tham khảo sự tư vấn của chuyên gia vật lý trị liệu, tìm kiếm các bài tập cho cổ trên sách báo, internet…

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hỗ trợ trực tuyến