21 thg 8, 2013

TRỊ BỆNH CỔ VAI GÁY BẰNG ĐÔNG Y

Đau vai gáy là 1 hội chứng do nhiều nguyên nhân, biểu hiện chung với 3 biểu hiện chính sau:
Đau đầu và vùng vai gáy, đỉnh chẩm, có thể đau trước trán, nhức hố mắt. 
CHỮA BỆNH CỔ VAI GÁY BẰNG ĐÔNG Y
Châm cứu giúp giảm triệu chứng đau

Đau hoặc tê cánh, cẳng, bàn ngón tay
Thiểu năng tuần hoàn não: Đau đầu, hay quên gần nhớ xa, dễ xúc động, khó dỗ ngủ, ngày hay ngủ gà, giấc ngủ không sâu, tư duy kém...

Nguyên nhân thường gặp xếp từ trên xuống:
Co cứng cơ vai gáy do lạnh, do sang chấn biểu hiện cấp tính.
Viêm khớp mỏm móc đốt cổ.
Thoái hóa đốt cổ, nhất là cổ 6 và cổ 5, chú ý nếu tổn thương từ cổ 4 trở xuống đến ngực I triệu chứng chủ đạo đau vai gáy, tê đau tay, từ cổ 3 trở lên đau vùng chẩm gáy, đau đầu. Từ cổ 6 trở lên có thể biểu hiện cả hội chứng thần kinh cổ-cánh tay và thiểu năng tuần hoàn não.
Xơ hóa cơ vai gáy, vôi hóa cơ vai gáy
Thoát vị đĩa đệm đốt cổ.
Lao đốt cổ, ưng thư...hiếm gặp.

Triệu chứng đợt cấp (Toocticolis): Sáng dậy tự nhiên thấy đau gáy vai, khó ngồi dậy, thậm chí không ngồi được; Mặt vênh cổ cứng, xoay người phải xoay cả nửa thân trên.

Triệu chứng đau vai gáy mạn tính: Đau tái phát nhiều lần, mỏi đau khu gáy thường xuyên, tê đau tay, đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não, giảm sút khả năng tư duy, quên gần nhớ xa, cốt hóa nhân cách...

Điều trị đợt cấp: Thuốc nhằm giãn cơ Decontratyl 6 viên x 3 lần/24h x 5 ngày; Giảm đau có thể dùng Prodafalgan tiêm bắp mỗi ngày 2 mũi sáng tối,và/hoặc Visceralgin 4 viên/24h x 2 lần, và/hoặc Felden tiêm.

Lấy chỗ đau nhất làm huyệt để châm cứu, châm thêm phong trì, ế minh, đại chùy, đại trữ, thượng lạc chẩm, thiên tông, kiên tỉnh, phế du, đốc du, huyền chung, hậu khê cùng bên đau.
Bấm bật huyệt quang minh 2, thượng lạc chẩm, xoa bóp khối cơ vai gáy bằng các thủ thuật sau:
xoa bóp day lăn
Bấm điểm hợp phân
Rung vê vờn chặt
véo ấn miết xát
Đấm phát vận động
Mỗi ngày xoa bóp 1-2 lần bằng cồn xoa bóp saman pharm.
Chưa cần dùng thuốc Đông y.
Điều trị đau vai gáy mạn tính:
Tiêm Hydrocooctisone 125mg x 5ml vào các đốt cổ thoái biến đau có chỉ điểm của Xquang, kỹ thuật tiêm như sau: Bệnh nhân ngồi gục đầu trên bàn có đệm gối, thầy thuốc đứng chính giữa vào khoảng vai phải bệnh nhân. Sát trùng vùng gáy bằng povidon Iodine, xác định điểm đau trên các đốt cổ. Tay phải cầm xy lanh đã hút thuốc như thể cầm bút lông, tay trái làm thủ thuật căng da bệnh nhân.
Đặt mũi kim vào chỗ đau nhất, đâm kim qua da, hướng kim nghiêng 450 từ trên chếch xuống dưới. Khi có cảm giác kim đi qua 1 khối cơ dày, cứng, tay bị "sụt", "hẫng" thì tiến hành bơm vào 1,7 ml thuốc. Tiêm liền 3 điểm như thế cho 1 lần điều trị/ 5 ngày x 3-5 lần. Không nên hơn. Sát trùng kỹ và băng vô khuẩn sau tiêm, dán băng dính 6h.
Thuốc uống:

Bài quyên tý thang gia vị như sau

Cam thảo, hoàng kỳ, đương quy, xích thược, nghệ vàng, khương hoạt, gừng tươi, phòng phong, đại táo, rễ dây gắm, uy linh tiên, mộc thông đỏ, quế chi mỗi vị 8-12g x 15 thang, sắc uống mỗi thang hằng ngày.
Khắc phục thiểu năng tuần hoàn não tạm thời bằng xinarizine, nootropin, duxil, cavinton...
Xoa bóp bằng các thủ thuật trên hằng ngày x 15 ngày.
Tập cúi ngửa nghiêng quay các đốt cổ.
Trường hợp nặng có thể dùng thêm 50g-100g cao hổ cốt.

XỬ TRÍ VỚI BỆNH ĐAU VAI GÁY

Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng... Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây đau?

<<http://chuabenhcovaigay.blogspot.com/

Bệnh hay gặp từ tuổi trung niên khi cơ thể, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến là ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài, lái xe, làm việc liên tục với máy tính...; bị nhiễm nóng lạnh đột ngột làm giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau... Hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau.

Làm giảm chất lượng sống

Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu - cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên, có cảm giác nhức nhối như bị điện giật. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên, sau một thời gian, người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau - đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt.

Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém... ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh.

Chữa trị có khó không?

Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.

Thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, có tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên. Ngoài ra, có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống...

Nên tập luyện để phòng tránh

Để phòng đau cổ, vai, cần ngồi, đứng, ngủ sinh hoạt... đúng tư thế. Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, thỉnh thoảng nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu; không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Nên gối đầu thấp khi ngủ, tốt nhất gối chỉ nên cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm.

Không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu răng rắc. Nhiều người cho rằng làm thế sẽ đỡ nhức mỏi nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng; Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài; tránh căng thẳng; luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh.

20 thg 8, 2013

ỨNG PHÓ VỚI ĐAU VAI GÁY THẾ NÀO







Trong các chứng bệnh liên quan đến cột sống cổ, chứng bệnh đau vai gáy (còn gọi là hội chứng cổ vai cánh tay) là bệnh khó chịu nhất. Tự nhiên buổi sáng tỉnh dậy thấy cổ đau nhức không thể “cựa quậy” được...

Bệnh đau vai gáy là gì?

Bệnh đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột do rối loạn chức năng thần kinh mà không do tổn thương xương, khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm. Các hội chứng và các chứng bệnh khác liên quan đến xương, khớp và đĩa đệm vùng cổ được gọi theo đích danh bệnh đó gây ra. Ví dụ thoái hóa đốt sống cổ hay thoát vị đĩa đệm vùng cổ.







Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi tỉnh dậy, thực chất là nhóm các bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai và gáy. Nguyên nhân là do rối loạn tuần hoàn do thiếu máu ở vùng cột sống cổ, hoặc do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh chi phối nơi đây hoặc có thể là một sang chấn nhẹ nào đó cơ vùng vai gáy và gây ra co cứng và đau rút cục bộ… Tất cả đều dẫn đến một hội chứng cuối cùng đó là đau cơ ở vùng vai gáy và làm cho người bệnh rất khó quay đầu và quay cổ.

Tuy có nhiều nguyên nhân song thường gặp nhất trong hội chứng đau vai gáy là sự kích thích dây thần kinh quá mức do kéo dãn, kéo căng hoặc là căng thẳng quá mức dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh dạng kích thích kéo dài. Hệ quả là phóng ra các luồng xung động thần kinh mạnh giải phóng ồ ạt các ion can-xi làm co cứng cơ cục bộ. Sự co cứng cơ đã gây ra đau, một lần nữa nó lại thít chặt vào các dây thần kinh nên càng gây kích thích, càng đau. Theo một cơ chế như vậy cho nên bao giờ chứng bệnh đau vai gáy cũng được khởi nguồn bằng một trong các nguyên nhân trên.

Phát hiện bệnh như thế nào?

Phát hiện bệnh không quá khó. Dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh có thể nhận thấy đó là đau cơ vùng cổ, gáy, vai và phần lưng trên. Triệu chứng đau rất khác nhau ở các thể bệnh khác nhau và tùy ở từng người. Ban đầu chỉ là đau nhẹ và tạo ra sự hạn chế vận động nhẹ. Người bệnh vẫn đi lại, làm việc được chỉ một chút phiền hà đó là không quay đầu thoải mái được. Chỉ quay được rất hạn chế và hầu như chỉ nghiêng sang trái hoặc sang phải mà không thể ngoảnh lại hẳn phía sau. Ngoài triệu chứng đau người bệnh còn có thêm triệu chứng tăng cảm giác. Tăng cảm giác đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy bệnh nhân cũng biết. Chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng cho người bệnh.

Ở mức độ bệnh nặng hơn hoặc kéo dài hơn, người bệnh đau nhiều hơn và ảnh hưởng đến ngủ nghỉ và ăn uống. Sang giai đoạn nặng hoặc khi bị kéo dài, thường sau 2-3 ngày là bệnh có thể tiến triển. Khi đó, mọi sinh hoạt vận động liên quan nhẹ đến cơ vùng cổ vai gáy cũng rất đau. Chính vì thế nó làm hạn chế hầu như mọi sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân.

Song có lẽ khổ nhất là lúc ngủ. Người bệnh ban đầu còn có thể nằm ngủ được, sau thì không thể nằm ngủ được. Vì khi nằm trọng lượng cơ thể dồn lực tác động vào một bên. Nếu nằm về bên bệnh thì lực cơ thể làm đau thêm. Nếu nằm về bên lành thì bên bệnh bị kéo căng vẫn đau. Do đó người bệnh không dám nằm ngủ mà thường thì chỉ dám nửa nằm nửa ngồi và ngủ rất chập chờn. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và cũng gây đau.



Ứng phó với đau vai gáy

Thực ra vấn đề điều trị chứng bệnh đau vai gáy không quá khó. Chúng ta chỉ cần đánh đúng vào cơ chế gây bệnh là có thể đẩy lùi bệnh tật. Chỉ cần thực hiện giãn cơ và thư thái thần kinh là có thể chống lại căn bệnh này.

Ngay khi mới bị bệnh, bạn đừng có cố gắng xoay đầu hay xoay cổ. Cách tốt nhất đó là bạn nên vận động xoay đầu cổ nhẹ nhàng, được chừng nào hay chừng ấy và đừng có làm cố tăng biên độ như khi bình thường. Nhớ là phải hạn chế quay đầu, nghiêng đầu để cho bệnh có thể tự hồi. Bạn cũng không nên ngồi quạt điện hay ngồi điều hòa vì chỉ càng làm cho cơ co cứng và đau dữ dội hơn mà thôi. Khi đi ngủ, bạn nhớ chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại, nếu có người xoa bóp cho bạn thì chỉ cần nhẹ nhàng xoa bóp vùng cơ vai gáy chừng 10-15 phút nhằm làm tăng lượng máu lưu thông là ổn. Nên tắm bằng nước ấm. Nếu mức độ kích thích dây thần kinh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ và ít nhiều liên quan tới sự thiếu máu hay co mạch thì những biện pháp này sẽ nhanh chóng lấy lại sự ổn định cho bạn. Bạn sẽ tự hết bệnh trong 2-3 ngày sau.

Nhưng nếu mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, bệnh ở mức độ vừa. Tức là ngày sau bạn vẫn không thấy thuyên giảm, bạn có thể phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ. Các loại thuốc có thể dùng được bao gồm các thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin. Các thuốc này sẽ giảm đau cho bạn và chống lại các phản ứng viêm hệ lụy đi sau. Bạn cũng có thể dùng miếng dán salonpas để giảm được triệu chứng vùng này. Vì miếng dán salonpas có chứa chất kháng viêm non-steroid dạng thấm qua da methyl salicylat. Các thuốc chống co thắt cơ quá mức có thể có tác dụng như thuốc mephenesin (decontractyl) cũng có thể giúp bạn phần nào. Thuốc có tác dụng chống co thắt cơ giải phóng cho sự kích thích dây thần kinh và góp phần làm cho bạn bớt đau. Một số vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12 có thể dùng vì nó làm tăng dẫn truyền thần kinh. Thuốc chống viêm corticoid dạng uống rất ít có tác dụng trong các trường hợp này.

Khi bạn bị bệnh mức độ vừa, không nên xoa bóp vì càng xoa bóp thì càng đau và làm tăng mức độ bệnh (có lẽ do thần kinh càng kích thích). Điều này đúng với bệnh đau không do thoái hóa hay không do co thắt mạch máu.

Ở mức độ bệnh nặng hơn cần phải dùng đến biện pháp mạnh tay hơn đó là châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Châm cứu sẽ điều hòa lại hoạt động của dây thần kinh. Còn các thuốc này sẽ cắt tạm thời các cơn kích thích thần kinh mạnh, làm mềm cơ và do đó không gây đau dữ dội. Chúng cực kỳ có hiệu nghiệm cho mọi trường hợp bệnh, nhất là bệnh nặng.

Chỉ cần châm cứu vào đúng các huyệt trên những vị trí chính xác, nó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa và làm giảm sự co thắt nên giảm đau. Có thể dùng thuốc tiêm. Thuốc có thể dùng là lidocain hoặc novocain, nhưng cần thử phản ứng thuốc trước khi tiêm, và việc tiêm thuốc nhằm ngăn chặn dẫn truyền thần kinh nhất thiết phải do bác sỹ thực hiện, có đầy đủ dụng cụ cấp cứu nếu có sự cố xảy ra. Tuyệt đối không được tự tiêm tại nhà và tự mua thuốc về tiêm. Cũng tuyệt đối không được tiêm vào mạch máu vì có thể gây rối loạn hoạt động của hệ tim mạch. Đó là những nguyên tắc hết sức cơ bản trong điều trị chứng bệnh này.

Nếu như điều trị đúng và nhớ là sớm ngay từ đầu, người bệnh sẽ không cần gặp bác sĩ mà vẫn khỏi bệnh. Nhưng nếu điều trị sai, điều trị muộn thì người bệnh không những đau mà còn phải có nguy cơ nhập viện là rất lớn.

CÁCH XỬ TRÍ ĐAU VÙNG VAI GÁY




Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng... Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.


Nguyên nhân gây đau?

Bệnh hay gặp từ tuổi trung niên khi cơ thể, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến là ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài, lái xe, làm việc liên tục với máy tính...; bị nhiễm nóng lạnh đột ngột làm giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau... Hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau.





Làm giảm chất lượng sống

Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu - cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên, có cảm giác nhức nhối như bị điện giật. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên, sau một thời gian, người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau - đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt.

Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém... ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh.

Chữa trị có khó không?

Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.

Thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, có tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên. Ngoài ra, có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống...

Nên tập luyện để phòng tránh

Để phòng đau cổ, vai, cần ngồi, đứng, ngủ sinh hoạt... đúng tư thế. Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, thỉnh thoảng nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu; không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Nên gối đầu thấp khi ngủ, tốt nhất gối chỉ nên cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm.

Không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu răng rắc. Nhiều người cho rằng làm thế sẽ đỡ nhức mỏi nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng; Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài; tránh căng thẳng; luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh. 

BS. Đỗ Hoàng Lan

HỎI ĐÁP - LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA

Nhức mỏi vai gáy kéo dài là bệnh gì?

Tôi bị nhức mỏi vai gáy, khám ở một bệnh viện tư nhân được ghi nhận mắc hội chứng vai gáy. Uống thuốc mà không khỏi, thậm chí không ngoái cổ lại được. Xin cho biết tôi nên tiếp tục khám ở đâu?



Trả lời:
Bạn bị đau đầu, cổ và gáy thì có rất nhiều nguyên nhân. Nếu bị hội chứng vai gáy thì điều trị sẽ đơn giản hơn, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý (không nên ngồi lâu hay đứng lâu) và uống thuốc giảm đau kháng viêm cùng vitamin B1 - B6 - B12 thì sẽ khỏi.
Bệnh sẽ khó điều trị hơn nếu do các nguyên nhân khác như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, dị tật về cột sống. Nếu chẩn đoán mắc các bệnh này, tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau.
Nếu bạn uống thuốc mà không đỡ thì nên đến khám tại các bệnh viện có khoa ngoại thần kinh, hoặc cũng có thể đến khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện nhân dân Gia Định để khám cụ thể, làm các xét nghiệm cần thiết

19 thg 8, 2013

PHÒNG TRÁNH NHỮNG CƠN ĐAU Ở CỔ


Đau cơ ở cổ là một căn bệnh khá phổ biến mà mọi người thường mắc phải. Cũng có khá nhiều phương pháp đơn giản giúp phòng tránh căn bệnh này.



Triệu chứng

Thông thường, những cơn đau sẽ xảy ra ở khu vực xung quanh cổ và ảnh hưởng đến vùng cơ của cổ.Cơn đau có thể lan tỏa đến vai hoặc vùng xương dẹt giữa hai vai. Chúng còn có thể lan rộng xuống cánh tay, chân hoặc tấn công lên vùng đầu, gây đau nửa đầu hoặc đau cả hai bên.

Phần cơ ở cổ sẽ bị căng, đau, sờ vào thấy cứng.

Các cơn đau buốt có thể gia tăng bất thường nếu thay đổi tư thế cổ, quay đầu về một bên (chứng vẹo cổ).

Xuất hiện cơn đau ở phần đáy sọ, có thể kèm theo cảm giác đau và yếu ở hai vai, tay. Có cảm giác đau rát như bị kim châm hoặc ngứa ran ở tay và các ngón tay.

ẢNH MINH HỌA

Biện pháp điều trị

Đa số các cơn đau cổ đều có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc tây, chườm nóng, chườm lạnh và nghỉ ngơi. Một số bí quyết sau đây sẽ rất hữu ích, giúp bạn nhanh chóng giảm cơn đau:

- Áp dụng biện pháp chườm nóng và lạnh luân phiên (cứ 2 giờ lại chườm trong khoảng 15 phút) ở những vùng mô mềm sẽ giúp giảm sưng và tránh bị chuột rút ở các cơ.

- Nhẹ nhàng đảo đầu về một bên, bắt đầu từ bên phải rồi thay đổi từ từ sang trái. Cố gắng chạm cằm vào ngực nhằm kéo phần cổ xuống thấp. Duy trì tư thế trong khoảng 10 giây rồi mới đổi bên.

- Khi ngồi nhìn thẳng về phía trước, cần ngồi ở tư thế thẳng, giữ cho đầu và cổ nằm ở vị trí chính giữa.

- Mát-xa nhẹ nhàng vùng cổ.

- Uống thuốc để chống sưng tấy và đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Bạn nên tích cực hoạt động. Cố gắng duy trì những hoạt động bình thường để giúp các cơ ở cổ luôn hoạt động, không nên nằm ì một chỗ trên giường. Nếu bác sĩ yêu cầu phải đeo vòng để bảo vệ cổ, bạn cần tuân thủ chỉ định này.

Cách phòng ngừa

- Điều chỉnh tư thế. Nâng ngực, thả lỏng hai vai, hạ cằm và giữ thẳng đầu. Tư thế này sẽ giúp cổ luôn chắc chắn, thẳng và được thoải mái.

- Tư thế ngủ. Một chiếc gối thấp sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với tất cả mọi người. Tránh nằm sấp khi ngủ.

- Cố gắng thư giãn. Cần nhận biết sự căng thẳng mà bản thân đang gặp phải. Có thể bạn đang khom vai và nghiến chặt răng mà không hề nhận ra mình đang gây hại cho chính bản thân.

- Khi làm việc. Tránh cúi đầu quá thấp hoặc nghiêng đầu sang một bên quá lâu. Hãy thay đổi vị trí và thả lỏng.

- Tập thể dục. Các khớp xương và phần cơ ở cổ sẽ được dẻo dai và khỏe mạnh nếu bạn thường xuyên luyện tập những bài thể dục đúng đắn cho cổ. Bạn có thể tham khảo sự tư vấn của chuyên gia vật lý trị liệu, tìm kiếm các bài tập cho cổ trên sách báo, internet…

4 CHIÊU PHÒNG TRỐNG THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ

 

Nhiều người bệnh mô tả bệnh thoái hóa đốt sống cổ là “đau đến chết”. Vậy chúng ta nên làm thế nào để phòng chống? Cảm thấy phần lưng đau nhức có phải mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa đốt sống cổ đa phần là do tủy sống của xương cổ hoặc dây thần kinh bị chèn ép làm cho các bộ phận phối hợp với thần kinh đau nhức, tê liệt. Nếu đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, khi ấn vào vùng đau nhức không có cảm giác đau. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta đều có biện pháp phòng chống.

Luyện tập cơ cổ

Đây là phương pháp có hiệu quả nhất để dự phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Thao tác cụ thể: đặt 2 tay ở phía sau não, đầu dồn sức về phía sau, hai tay lại dùng lực “chống lại” đẩy về phía trước, duy trì tư thế từ 3-5 phút, mỗi lần làm 30 -50 lần, mỗi ngày 2 lần.



Tên



Cân bằng dinh dưỡng

Bữa ăn của người bị thoái hóa đốt sống cổ nên có canxi, protein, vitamin B, vitamin C và vitamin E làm thành phần chính, đặc biệt là cá, xương đuôi lợn, đỗ vàng, đỗ đen hàm chứa nhiều protein đồng thời ăn nhiều mướp đắng, cây sắn dây.

Lựa chọn gối dễ định hình

Nên chọn loại gối dễ định hình đồng thời khi ngủ đặt gối ở sau ót chỗ đốt xương cổ.

Ngoài ra phải đảm bảo có giấc ngủ đầy đủ.

Cẩn thận động tác quay vòng đầu, cổ

Không ít người thích tập lắc vòng đầu và cổ để thư giãn phần cổ, cho rằng làm như vậy có thể phòng chống thoái hóa đốt sống cổ. Chuyên gia khuyến cáo, quay vòng đầu, cổ có thể giảm nhẹ sự mệt mỏi của cơ bắp vùng cổ, nhưng những người có đĩa đốt sống cổ lồi ra, thoái hóa đốt sống cổ không nên tập. Quay vòng đầu, cổ quá độ có khả năng làm nặng thêm bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người già tốt nhất không nên tập lắc, quay cổ.



HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hỗ trợ trực tuyến