3 thg 9, 2013

CÁCH TRỊ CỔ VAI GÁY ĐƠN GIẢN


Nhức đầu, đau khớp, đau lưng, đau chân... xảy ra đột ngột gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Tham khảo những phương pháp đơn giản sau đây để hạn chế một số triệu chứng thường mắc phải đối với dân văn phòng.


Nhức đầu

Do tác động của môi trường, khối lượng công việc quá nhiều dẫn đến căng thẳng thần kinh. Điều trị bằng cách uống thật nhiều nước, dùng nhiều rau và hoa quả như cam, dưa chuột... Nếu có thể, nằm xuống trong một căn phòng tối, đặt một chiếc khăn lạnh chườm trên trán, nhắm mắt, thả lỏng cơ thể và thư giãn. Nếu triệu chứng nhức đầu vẫn còn, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.
Ngồi nhiều máy tinh khiến bạn bị đau vai cổ
Đau cổ

Thực hiện bài tập thể dục đơn giản, các cơ ở cổ sẽ được thư giãn. Nhẹ nhàng nghiêng đầu sang một bên, để tai chạm vào vai. Thẳng cổ và lặp lại cho phía bên kia. Bạn cũng có thể quay đầu sang một bên, như thể nhìn qua vai của bạn. Đừng cố gắng để xoay đầu, vì điều này có thể gây thêm căng thẳng cho cổ. Tuy nhiên, bạn có thể xoay nhẹ vai để nới lỏng các cơ bắp.

Đau lưng

Có thể do tư thế ngồi không đúng cách. Để giảm đau, nằm xuống sàn nhà, cong đầu gối và áp sát vào ngực. Hai tay duỗi thẳng trên đầu, nâng cao chân qua đầu, thực hiện 5 lần cho một lần tập. Đây chỉ là bài tập cho bệnh đau lưng ở giai đoạn nhẹ, nếu tập thường xuyên mà kết quả không khả quan, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.

Đau chân

Do đi bộ quá nhiều, hay thường đứng làm việc trên giày cao gót... Thư giãn đôi chân của bạn bằng cách ngâm trong nước ấm pha ít muối. Liệu pháp này sẽ giúp máu lưu thông ổn định. Loại bỏ hoặc hạn chế sử dụng những đôi giày cao gót không êm ái - một trong các nguyên nhân gây ra triệu chứng đau chân. Tập thể dục cho đôi bàn chân, xoay hướng bàn chân vào bên trong và đổi hướng. Thực hiện đồng loạt với 2 chân.

Mỏi mắt

Tác động của việc sử dụng máy tính quá nhiều, giấc ngủ không đầy đủ, môi trường ô nhiễm... Một trong những phương pháp chữa trị đơn giản nhất là chườm mắt với nước lạnh vài lần trong ngày. Điều này không chỉ làm giảm mệt mỏi mà còn thư giãn mắt, giúp mắt phục hồi sau nhiều giờ làm việc. Một lựa chọn khác là chà xát hai lòng bàn tay và áp lên mắt, làm dịu đôi mắt. Nghỉ giải lao ngắn trong giờ làm việc, không tập trung quá 1 giờ vào màn hình máy tính.





Theo Vân Di
Thanh Niên

THÓI QUEN BẺ LẮC CỔ CÓ HẠI CHO NGƯỜI BỊ ĐAU CỔ VAI GÁY

Những người bị đau vai gáy cần xem xét lại chế độ và thói quen sinh hoạt của mình nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn.


Thói quen xấu

Ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, ngồi làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế khi lái xe, gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi, ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều hòa) lâu, tắm rửa ban đêm... đều có thể dẫn đến đau vai gáy.

Hội chứng đau vai gáy còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, viêm, chấn thương vùng cổ… Ngoài ra, người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.

Để phòng đau cổ, vai, gáy bạn chú ý không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ 1 giờ nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.

Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu. Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ.

Nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế thói quen đó lại làm bệnh thêm trầm trọng.

Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp. Ngoài ra người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp. Vận động, nghỉ ngơi hợp lý tránh căng thẳng.

Nếu chỉ bị nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần có thể giảm đau. Nếu cơn đau kéo dài thì cần tới khám bác sỹ để có liệu pháp chữa trị kịp thời.

1 thg 9, 2013

CÁCH TRỊ DAU CỔ VAI GÁY KHI THỨC DẬY

Sau một đêm ngủ dậy, bạn thấy đau cứng vùng cổ gáy, nhất là khi ngoái cổ. Sau đó là cảm giác đau khi vận động, tê từ vai xuống tận bàn tay, lưng, hông, sườn - những nơi có khối cơ dày.


Chứng đau cổ vai gáy
Cảm giác khó chịu nửa người và cảm giác đau khó chịu ngày càng tăng. Khi gặp tình trạng này, phần đông mọi người cho là bị cảm gió, cảm mạo nên đã xoa dầu nóng, cạo gió.

Theo lương y Dương Xuân Mến (Hà Nội), chứng đau nhức này chủ yếu do gối quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu, cơ bị chèn ép. Ở những người có thói quen nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt (tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm), họ dễ thấy đau nhức một bên mình khi ngủ dậy do bị chèn ép. Lúc đó, cơ bắp lâm vào tình trạng thiếu máu quá ngưỡng, không thể tự khắc phục và gây nên hiện tượng cứng cơ, vẹo cổ sau khi ngủ dậy.

Nhiều người khi bị đau cổ gáy đã tự xoa bóp không đúng cách, bôi dầu nóng, thuốc rượu, kem giảm đau, day ấn chỗ đau. Nhiều người cạo gió vì nghĩ mình bị cảm mạo, trúng gió. Thực tế, các loại thuốc, kem, dầu nóng... đều có tác dụng giảm đau nhất thời, nhưng sau một thời gian ngắn chứng đau nhức lại tái phát. Biện pháp cạo gió lại gây xuất huyết dưới da, có thể gây tụ máu chèn ép thêm hay tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm đau nhức nặng hơn...

Một số người khi thấy bị cứng cổ, đau vai, lưng càng cố vận động xoay cổ, vặn tay, lưng... khiến bệnh không khỏi mà còn thấy đau và cứng cổ nhiều hơn.

Nên làm gì?

Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều yếu tố tác động gây thiếu máu ở các cơ như ngồi trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm, ngồi lâu ở bàn giấy... rồi khi ngủ lại nằm sai tư thế. Điều này đã làm sụt giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, khiến một lượng lớn axit lactic - thủ phạm gây đau mỏi cơ - được giải phóng và gây nên chứng đau nhức mình mẩy.

Người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong vài ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B. Việc xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp nhưng phải làm đúng cách, tốt nhất là sử dụng máy massage chuyên dụng. Chỉ cần một động tác ấn nhẹ chiếc máy lên cơ thể, bạn sẽ cảm thấy như có một sự xoa bóp khiến bạn có cảm giác dễ chịu. Mọi sự đau nhức và mệt mỏi trên cơ thể của bạn cũng dần tan biến. Không những vùng vai gáy mà bạn còn có thể sử dụng máy massage đa năng tại các huyệt đạo ở các vị trí khác nhau trên cơ thể như cổ, lưng, tay, chân... sẽ giúp lưu thông tuần hoàn khí huyết, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Máy massage cầm tay có tác dụng giống như bạn đang thực hiện các động tác tập thể dục.

XOA BÓP CHỮA ĐAU VAI GÁY DO TƯ THẾ

Đau vai gáy do tư thế thường gặp ở những người lao động mà công việc bắt buộc phải cúi đầu liên tục như thợ thêu, thợ may, làm việc với máy vi tính, học sinh, tài xế lái xe… hay những nghề buộc phải ưỡn cổ quá mức như thợ mỏ, thợ nề, thợ quét vôi…

Xoa bóp trị đau cổ vai gáy
Trường hợp nằm ngủ kê gối cao hoặc ngồi ngủ trên ghế tựa nghiêng đầu cũng là nguyên nhân thường gặp. Cơ chế đau chủ yếu là do rối loạn trương lực cơ và căng kéo dây chằng.

Vị trí đau thường là từ cổ gáy đến vai, đau một bên, có khi lan lên mang tai, thái dương hoặc xuống tay. Đau có thể khởi phát đột ngột sau khi ngủ dậy, sau khi làm việc ở một tư thế liên tục. Đau có thể làm hạn chế cử động cổ, khó quay đầu sang bên, sờ nắn thường đau nhiều hơn. Đau có thể tăng khi gặp lạnh, khi đứng, đi, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, giảm khi nghỉ ngơi.

Y học cổ truyền quan niệm thống tức là đau do khí huyết không thông; kiên tức là vùng vai; bối là vùng lưng. Đau từ cổ đến vai gáy được y học cổ truyền quan niệm thuộc chứng kiên bối thống.

Khi cổ gáy ở tư thế sai, các kinh lạc đi qua vùng cổ gáy thường là các kinh dương, nơi có huyệt Đại chùy, hội của các kinh Dương bị tắc trở, khí huyết không lưu thông dẫn đến đau vùng cổ gáy.

Điều trị chủ yếu làm cho kinh lạc, khí huyết vùng cổ gáy lưu thông. Xoa bóp đúng cách sẽ đạt hiệu quả nhanh chóng mà lại rất an toàn.

Để xoa bóp đạt hiệu quả cao, người bệnh ngồi, người xoa bóp đứng sau lưng người bệnh, hoặc người bệnh nằm người xoa bóp ngồi phía trên đầu người bệnh, thực hiện tuần tự các động tác như sau:

- Thoa bột tác hoặc dầu trơn một lớp vừa phải lên da vùng cổ đến vai.

- Xoa: Dùng các ngón tay di chuyển lướt trên da nhẹ nhàng theo vòng tròn từ cổ gáy đến vai 2 bên.

- Day: Dùng ngón tay cái ấn xuống da rồi di động chậm theo đường tròn từ cổ gáy đến vai bên đau.

- Lăn: Dùng các khớp bàn ngón tay vừa ấn vừa lăn vùng cổ gáy.

- Ấn các huyệt Phong trì, Phong phủ, Phế du: Dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt, rồi giữ nguyên ngón cái khoảng 10 đến 20 giây.

- Bóp gáy, bóp vai: Dùng ngón cái và các ngón kia ôm lấy khối cơ cổ gáy, cơ vai rồi bóp bằng 4 hoặc 5 ngón, vừa bóp vừa kéo thịt lên, không để thịt hoặc gân trượt dưới tay sẽ gây đau.

- Vờn: Dùng 2 bàn tay hơi cong bao lấy một khối cơ, chuyển động 2 tay ngược chiều nhau, kéo cả da thịt người bệnh chuyển động theo, khối cơ lay động giữa 2 bàn tay.

Phương pháp xoa bóp điều trị đau vai gáy do tư thế là một phương pháp điều trị hiệu quả nhanh chóng, đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, nếu xoa bóp vài ngày mà không giảm đau hoặc đau hơn thì người bệnh nên đến đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

CHỮA ĐAU CỔ VAI GÁY

Chứng đau mỏi vai, cổ rất thường gặp trong cuộc sống và ngày càng nhiều người trẻ mắc phải. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa được bằng phương pháp vật lý trị liệu.


Nằm nghiêng, gối quá cao dễ sinh bệnh

Tư thế nằm chữa đau cổ vai gáy
Hội chứng đau cổ, vai, gáy xảy ra mọi lứa tuổi, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ học như tư thế ngồi, lao động, gối đầu cao khi ngủ, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi… Các yếu tố như ngồi trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm đã làm sụt giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu ở các cơ, dẫn đến chứng đau nhức vai cổ, mình mẩy.

Nhiều người đến bệnh viện khám cho biết, buổi sáng ngủ dậy đã thấy cứng cổ, đau vai, lưng, nhưng cố vận động xoay cổ, vặn tay, lưng… mong khỏi, song càng làm càng đau và cứng cổ nhiều hơn. Nguyên nhân là cả đêm họ đã gối đầu quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu, cơ bị chèn ép.

Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm sẽ dễ bị đau nhức một khi ngủ dậy.

Từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất. Có khi kèm theo mỏi cổ, nhức đầu, hoa mắt, buồn ngủ, quay cổ nghe lắc rắc… rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Độ tuổi đau cổ, vai, gáy đang có xu hướng trẻ hoá với những người hay làm việc ở một tư thế trong thời gian dài như vừa nghe điện thoại, vừa ghi chép, làm việc liên tục với máy tính, sơn trần, lái xe ôtô ở tư thế ghế ngửa ra phía sau, tay duỗi thẳng phía trước… khiến hoặc cơ bắp dễ tổn thương làm cho đĩa đệm cột sống cổ sớm suy thoái, sưng tấy, trực tiếp chèn ép lên các dây thần kinh tương quan vai, gáy gây đau đớn, khó chịu. Các loại thuốc, kem, dầu nóng… chỉ giảm đau nhất thời.

Chỉ nên gối đầu cao 10cm

Với Tây y, hội chứng đau nhức cổ, vai, gáy nếu bác sĩ chuyên khoa thấy không có nguyên nhân chèn ép gây tổn thương thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, cao dán. Nhiều bệnh nhân đau nhức cổ, vai, gáy thường chuyển sang chữa trị ở bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền. Các phương pháp xoa bóp – ấn – gõ vùng cổ, vai, gáy, hoặc châm cứu, giác hơi, tập luyện và vật lý trị liệu trị chứng này đều đạt hiệu quả cao.

Nếu bị nhẹ, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần. Nếu thấy không đỡ thì phải đến bác sĩ chuyên khoa để được day ấn, bấm huyệt mới khỏi. 

Nên phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy, phần trên của vai phải đặt ở trên gối để tránh cột sống cổ và các cơ bắp bị kéo giãn. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Nghe điện thoại nên cầm ở tay, không nên kẹp vào vai, nếu có chỗ gác tay sẽ giảm bớt độ căng các cơ ở cổ và bả vai… Những người lao động hay phải cúi (như diễn viên xiếc, đánh máy, phi công, tài xế…) nên có những bài tập riêng hàng ngày để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vai, gáy. 

Bên cạnh đó, cần tránh các tư thế như: Căng cổ ngước nhìn lên cao lâu, xoay đầu thường xuyên về bên đau, nâng hoặc kéo một vật với cổ gập, đọc sách ở tư thế cổ gập lâu, ngủ với gối cao hoặc nhiều gối… Khi bị đau cổ, vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.

Luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống… thường xuyên sẽ phòng được bệnh. Nếu bị đau cấp nên nghỉ tập, xoa bóp nhẹ nhàng và chỉ tập lại khi đã khỏi hẳn.

Khi đau cổ, vai, gáy không xoay, vặn mạnh vì dễ gây tổn thương nặng các dây thần kinh. Không uống thuốc tuỳ tiện mà phải đi khám để được bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng.

Tư thế đứng, ngồi đúng

Tư thế ngồi đúng là luôn giữ ngực thẳng, cằm hơi cúi về phía trước, lưng và cột sống cùng nằm trên một đường thẳng, tránh nghiêng cổ một phía quá lâu.

Đứng đúng cần giữ thẳng ngực, eo và lưng tạo thành một đường cong tự nhiên. Tư thế làm việc đúng là điều chỉnh độ cao của bàn, không để đầu phải cúi quá nhiều về phía trước, cổ thẳng khi ngồi học, đọc sách, làm việc.

Tư thế lái xe đúng là đầu gối để cong vuông góc, tay và vai tạo ra đường cong tự nhiên, phần eo lưng phải có điểm tựa, cổ giữ thẳng sẽ giảm thiểu tối đa tổn thương vai, cổ.

Ngoài ra, nên năng thay đổi tư thế để cơ bắp vùng vai, gáy được thư giãn chốc lát.

31 thg 8, 2013

BỆNH ĐAU VAI GÁY VÀ THUỐC ĐÔNG Y


Hỏi: Tôi hay bị tê gáy, có lúc đau lan xuống vai và tay. Tôi đã uống thuốc Tây nhưng không khỏi, xin hỏi trong Đông y có cách chữa trị nào? 
Trần Thị Ngân (Thanh Hóa).


Ảnh minh họa, chứng đau cổ vai gáy

ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam trả lời: Đây có thể bạn bị mắc hội chứng tê vai gáy hoặc có thể do gió lạnh dẫn đến tê cổ, vai, gáy… Về Đông y, có thể dùng phương thuốc sau: Phòng phong 8g, khương hoạt 8g, quế chi 6g, nghệ vàng 12g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g; bạch thược 12g, cam thảo 4g, táo tầu 3 quả, gừng tươi 4g.

Tùy vào chứng bệnh mà gia giảm vị thuốc trên, mỗi ngày sắc uống một thang chia làm 2 lần. Đặc biệt, đây là chứng bệnh liên quan tới vận động, sinh hoạt. Vì vậy, để phòng bệnh cần lao động điều độ, tránh mang vác, ngồi trong một tư thế lâu. Mọi người cần có một số bài tập giúp dẻo các khớp cổ, vai, gáy, tránh ra ngoài khi trời vẫn còn mù sương, luôn giữ ấm những vùng nhạy cảm, dễ trúng gió như tai, gáy…

VÌ SAO GÁY BỊ DAU ???


Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thông thường nhất có thể kể đến như ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, ngồi làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế khi lái xe, gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi…


Ngồi làm việc sai tư thế là nguyên nhân chủ yếu của đau vai gáy


Ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều hoà) lâu, dầm mưa dãi nắng lâu, ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy, tắm rửa ban đêm,… làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy.

Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.

Thông thường, từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hỗ trợ trực tuyến