7 thg 9, 2013

BỆNH ĐAU VAI GÁY CẦN PHẢI XỬ LÝ NHANH

Sự rối loạn các thành phần của đường cảm giác ở tủy sống cổ, do quá trình bị thương tổn, bị kích thích đồng thời có ảnh hưởng tới tâm lý có thể dẫn đến chứng đau vai, gáy và cánh tay. Xử trí chứng bệnh này có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo nguyên nhân gây bệnh, do vậy người bệnh cần đến khám và điều trị tại các chuyên khoa thần kinh để có kết quả tốt nhất.


Cảm giác đau vùng vai gáy

Các mức độ đau khác nhau

Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Cơn đau có thể từ vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu – cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên sau một thời gian người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau – đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI…

Đặc điểm của vùng gáy cổ là các rễ thần kinh như rễ tủy cổ, rễ sau (có vai trò cảm giác) và rễ trước (có vai trò vận động) hợp thành một dây thần kinh tủy cổ đi ra chi phối khoanh cơ thể qua lỗ tiếp hợp. Do đặc điểm ở đoạn tủy cổ, đốt sống cổ và đốt tuỷ cổ chênh nhau một đốt nên cần chú ý đánh giá lâm sàng giữa khoanh cơ thể và khoanh đốt sống nhất là các cơn đau (đau từ đốt sống hay từ lỗ tiếp hợp). Màng cứng của tuỷ theo rễ thần kinh ra tới lỗ tiếp hợp nên có những viêm nhiễm khu trú ảnh hưởng và gây ra chứng bệnh này.


Người làm việc văn phòng dễ mắc đau vai gáy, cánh tay.
Cần lưu ý những nguyên nhân gây ra bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau vùng gáy, bả vai, cánh tay. Do vậy cần chú ý những yếu tố sau:

Dấu hiệu đặc biệt của u hố sau: Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, những người trẻ tuổi. Người bệnh có những cơn nhức đầu dữ dội, cơn đau nhức lan từ vùng chẩm phía sau đầu lan xuống gáy, khiến người bệnh có cảm giác cứng gáy, rơi vào tư thế “sái cổ”. Ngoài ra nhiều người còn có hội chứng tăng áp lực trong sọ và dấu hiệu thần kinh khu trú. Nếu có những dấu hiệu này cần đi khám ngay để kịp thời được phẫu thuật.

Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay còn là triệu chứng của ép rễ tủy cổ: Cần phân tích giai đoạn ép rễ (gây đau) và ép tủy (gây liệt các đường dẫn truyền vận động và cảm giác). Do đặc điểm cấu tạo chức năng của tủy sống cổ nên giai đoạn ép rễ (gây đau nhất là đau gáy, bả vai, cánh tay) thường kéo dài, nên dễ bị bỏ qua khi phân định với ép tủy cổ. Có nhiều nguyên nhân gây ép tủy cổ như u tủy cổ, viêm màng nhện tủy cổ, lao…

Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay do tổn thương đốt sống cổ, do lao, do ung thư, do thoái hoá… Tổn thương đốt sống cổ là do thoái hoá đốt sống cổ thường gặp nhiều ở độ tuổi 40-50. Thoái hóa đốt sống cổ nhất là ở lỗ tiếp hợp sẽ gây kích thích dây thần kinh tủy và lúc đó sẽ gây kích thích đau theo khu vực chi phối của dây thần kinh: gáy- bả vai- cánh tay. Cũng cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau.


Tổn thương tủy sống cổ dẫn đến đau vai gáy.
Nên vận động để phòng bệnh

Tùy theo từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, cố tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên nang, sử dụng đợt điều trị từ 1- 3 lọ. Ngoài ra có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay.

Những người có hoạt động cúi nhiều, ảnh hưởng đến cổ vai gáy (như diễn viên xiếc, nông dân, công nhân…) nên có những bài tập thể dục dành riêng cho các bộ phận này vào buổi sáng và tối để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh ở đây sau một ngày lao động vất vả. Những người làm máy tính, làm văn phòng chỉ ngồi một chỗ ít vận động cũng cần lưu ý đến chứng bệnh này. Nếu có dấu hiệu đau nên đi khám ở các chuyên khoa thần kinh để có chỉ định điều trị phù hợp, tránh vặn kéo mạnh có thể gây tổn thương nặng thêm các dây thần kinh ở đây. 

TS. Nguyễn Chương
THeo SKĐS

6 thg 9, 2013

NÊN VẬN ĐỘNG ĐỂ PHÒNG BỆNH ĐAU VAI GÁY


Tổn thương tủy sống cổ dẫn đến đau vai gáy.

Nên vận động để phòng bệnh

Tùy theo từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, cố tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. 

Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên nang, sử dụng đợt điều trị từ 1- 3 lọ. Ngoài ra có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay.

Những người có hoạt động cúi nhiều, ảnh hưởng đến cổ vai gáy (như diễn viên xiếc, nông dân, công nhân…) nên có những bài tập thể dục dành riêng cho các bộ phận này vào buổi sáng và tối để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh ở đây sau một ngày lao động vất vả. 

Những người làm máy tính, làm văn phòng chỉ ngồi một chỗ ít vận động cũng cần lưu ý đến chứng bệnh này. Nếu có dấu hiệu đau nên đi khám ở các chuyên khoa thần kinh để có chỉ định điều trị phù hợp, tránh vặn kéo mạnh có thể gây tổn thương nặng thêm các dây thần kinh ở đây. 

TS. Nguyễn Chương

SỬ DỤNG NHIỀU MÁY TÍNH DỄ MẮC ĐAU VAI GÁY

Người làm việc văn phòng dễ mắc đau vai gáy, cánh tay.
Cần lưu ý những nguyên nhân gây ra bệnh

Nỗi lo của nhiều người
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau vùng gáy, bả vai, cánh tay. Do vậy cần chú ý những yếu tố sau:

Dấu hiệu đặc biệt của u hố sau: Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, những người trẻ tuổi. Người bệnh có những cơn nhức đầu dữ dội, cơn đau nhức lan từ vùng chẩm phía sau đầu lan xuống gáy, khiến người bệnh có cảm giác cứng gáy, rơi vào tư thế “sái cổ”. Ngoài ra nhiều người còn có hội chứng tăng áp lực trong sọ và dấu hiệu thần kinh khu trú. Nếu có những dấu hiệu này cần đi khám ngay để kịp thời được phẫu thuật.

Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay còn là triệu chứng của ép rễ tủy cổ: Cần phân tích giai đoạn ép rễ (gây đau) và ép tủy (gây liệt các đường dẫn truyền vận động và cảm giác). Do đặc điểm cấu tạo chức năng của tủy sống cổ nên giai đoạn ép rễ (gây đau nhất là đau gáy, bả vai, cánh tay) thường kéo dài, nên dễ bị bỏ qua khi phân định với ép tủy cổ. Có nhiều nguyên nhân gây ép tủy cổ như u tủy cổ, viêm màng nhện tủy cổ, lao…

Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay do tổn thương đốt sống cổ, do lao, do ung thư, do thoái hoá… Tổn thương đốt sống cổ là do thoái hoá đốt sống cổ thường gặp nhiều ở độ tuổi 40-50. Thoái hóa đốt sống cổ nhất là ở lỗ tiếp hợp sẽ gây kích thích dây thần kinh tủy và lúc đó sẽ gây kích thích đau theo khu vực chi phối của dây thần kinh: gáy- bả vai- cánh tay. Cũng cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau.

ĐAU VAI GÁY CÓ NHIỀU MỨC ĐỘ

Sự rối loạn các thành phần của đường cảm giác ở tủy sống cổ, do quá trình bị thương tổn, bị kích thích đồng thời có ảnh hưởng tới tâm lý có thể dẫn đến chứng đau vai, gáy và cánh tay. Xử trí chứng bệnh này có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo nguyên nhân gây bệnh, do vậy người bệnh cần đến khám và điều trị tại các chuyên khoa thần kinh để có kết quả tốt nhất.

Đau vai gáy
Các mức độ đau khác nhau

Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Cơn đau có thể từ vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu – cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên sau một thời gian người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau – đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI…

Đặc điểm của vùng gáy cổ là các rễ thần kinh như rễ tủy cổ, rễ sau (có vai trò cảm giác) và rễ trước (có vai trò vận động) hợp thành một dây thần kinh tủy cổ đi ra chi phối khoanh cơ thể qua lỗ tiếp hợp. Do đặc điểm ở đoạn tủy cổ, đốt sống cổ và đốt tuỷ cổ chênh nhau một đốt nên cần chú ý đánh giá lâm sàng giữa khoanh cơ thể và khoanh đốt sống nhất là các cơn đau (đau từ đốt sống hay từ lỗ tiếp hợp). Màng cứng của tuỷ theo rễ thần kinh ra tới lỗ tiếp hợp nên có những viêm nhiễm khu trú ảnh hưởng và gây ra chứng bệnh này.

5 thg 9, 2013

GIÚP PHÒNG ĐAU CỔ VAI GÁY CHO DÂN VĂN PHÒNG


Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở những người làm việc văn phòng.


Đau vai gáy là bệnh "kinh niên" của dân văn phòng. 

Trung bình một ngày, BV Châm cứu TƯ có khoảng 900 người đến khám, điều trị. 70-80% trong số đó là các bệnh lý liên quan đến cột sống cổ và thắt lưng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở những người làm việc văn phòng. Nhẹ thì đau, viêm, nặng thì thoái hóa, liệt người.

Thức dậy là đau
Chị Nguyễn Thị Thủy (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vào mùa hè chị không bị đau vai, cổ, nhưng từ hôm chuyển mùa đông, cứ sáng sớm thức dậy chị lại thấy sái cổ, đau không cựa quậy được.

Một thời gian, chị bị đau cả đầu rồi lan xuống bả vai. Hai tai chị thường xuyên ù, tay trái bị tê tê như có kim châm. Sau khi thăm khám, các bác sỹ kết luận chị bị thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến bị hội chứng giao cảm cổ nên mới hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Chị Hoàng Minh Đức (Hải Phòng) cũng thường xuyên bị đau cổ, vai. Dù đã tự xoa bóp nhưng cảm giác đau ngày càng tăng. Sau dần, cổ đau và khó cử động, rồi đau khắp vùng cổ vai gáy, ngây ngấy như bị sốt, rất khó chịu.

Chị nghĩ đó chỉ là đau bình thường nên cố chịu, nhưng chứng đau lại lan xuống cả cánh tay với cảm giác tê bì, nóng rát, vận động cột sống cổ đau buốt... Theo kết luận của các bác sỹ, chị bị đau cổ, vai do lạnh. Chỉ cần giữ ấm mùa đông và thực hiện các biện pháp vận động cổ thì sẽ hết bệnh.

ThS. BS Trần Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến (BV Châm cứu TƯ) cho biết, vào mùa lạnh, rất nhiều người đến bệnh viện điều trị do đau đốt sống cổ. Các bệnh nhân thường có biểu hiện khi thức dậy cổ bị căng cứng, cử động rất khó khăn, kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu, tăng lên khi cố làm động tác quay cổ. Có khi đau lan xuống bả vai, chi trên, khiến cổ phải nghiêng nhiều hay ít về một bên trong tư thế rất gò bó để chống đau.

BS Thanh cho biết, nguyên nhân dẫn tới bệnh này thường do tư thế khi ngủ không hợp lý, đầu gối quá cao hoặc quá cứng khiến đầu cổ lệch về một bên, các cơ vùng cổ như cơ thang, cơ ức đòn chũm căng giãn kéo dài mà sinh đau. Ngoài ra, tình trạng thoái hóa cột sống cổ hoặc cổ bị lạnh cũng là những yếu tố góp phần làm bệnh phát sinh hoặc nặng thêm.

Ít vận động, ngồi nhiều dẫn đến đau

TS.BS Phạm Hữu Lợi (Phó Trưởng khoa Nội, BV Châm cứu TƯ) cho biết, chứng đau cổ, vai, gáy gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân: Ít vận động, ngồi quá nhiều, ngồi sai tư thế, nhiễm lạnh. 

Ngoài ra, những người thường hay gối cao, nằm nghiêng khi ngủ, lúc ngủ dậy dễ bị cứng cơ, vẹo cổ. Hiện nay, không chỉ người già mà rất nhiều người trẻ tuổi như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng tuổi chưa đến 30 cũng có triệu chứng đau cổ, mỏi vai đến bệnh viện chữa trị.

Theo BS Lợi, mọi người chỉ cho rằng, đau cổ, mỏi vai là chuyện hay gặp nên chỉ xoa bóp tại chỗ bằng dầu nóng. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày bệnh sẽ càng trầm trọng hơn. "Lúc ở giai đoạn nhẹ, người bệnh chỉ bị đau, lâu dần dẫn tới viêm.

Nếu không được tiếp tục điều trị, đốt sống cổ, cột sống sẽ dần thoái hóa, từ đó gây biến dạng cột sống, chèn ép dây thần kinh gây liệt khiến người bệnh mất khả năng vận động", TS.BS Hữu Lợi khuyến cáo.

Phòng bệnh "văn phòng"
Chứng vẹo cổ sau ngủ dậy, khi phát hiện cần chữa trị ngay, nếu không có thể thành di chứng đau cổ, vẹo cổ, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này và chất lượng cuộc sống. 

Để phòng ngừa căn bệnh này, TS.BS Hữu Lợi cho biết, việc thay đổi thói quen sinh hoạt, lao động là rất cần thiết. Mọi người không nên ngồi quá 45 phút. 

Cần thư giãn bằng cách đứng dậy đi lại tại chỗ vài ba phút, tập thể dục ngay tại chỗ bằng các động tác vươn vai, nhún vai, xoay đầu đơn giản giúp giảm áp lực lên đốt sống cổ, cột sống... Khi có cảm giác đau cổ, vai ngày càng tăng lên thì cần đến bệnh viện kiểm tra và điều trị bằng phương pháp điện châm - bấm huyệt - tắm thuốc...

BS Thanh cho biết, cần có chế độ ăn uống khoa học. Mọi người nên bổ sung các khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E. Cần tập các động tác ưỡn cổ như cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, sau đó nghiêng đầu sang trái, sang phải rồi xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống rất tốt với cổ, vai, gáy.

Đối với những người thường xuyên phải ngồi, cần ngồi đúng tư thế bằng cách luôn giữ ngực thẳng, cằm hơi cúi về phía trước, lưng và cột sống cùng nằm trên một đường thẳng, tránh nghiêng cổ lâu một phía. Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi quá lâu một thời gian dài. Khi ngủ, chỉ nên gối cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy.

Nếu sớm thức dậy cổ bị cứng, khó cử động cần dùng lòng bàn tay xoa xát vùng cổ trong vài phút sao cho tại chỗ nóng lên là được, có thể thoa một chút dầu cao hoặc cồn rượu xoa bóp để làm tăng tác dụng trị liệu. 

Cũng có thể chườm vùng cổ vai bằng muối sao nóng hoặc muối sao với lá ngải cứu. Sau đó, dùng các ngón tay nhẹ nhàng day ấn cổ, vai để xác định các điểm đau nhiều. Day với lực vừa phải khoảng 30 giây rồi ấn điểm đau nhiều từ nhẹ đến mạnh trong 5 giây, nghỉ 2 giây rồi lại tiếp tục ấn, tiến hành 3-4 lần như vậy là được.

Ngoài thủ thuật day bấm, người ta còn dùng châm cứu. Nếu hiệu quả không rõ rệt thì đi khám để tìm thêm nguyên nhân và loại trừ biến chứng của các bệnh khác.

TẬP LUYỆN HÀNG NGÀY GIẢM ĐAU MỎI VAI GÁY


Đau vai gáy, viêm khớp vai, khuỷu tay, cổ tay, xơ cứng khớp và dây chằng, các chấn thương khớp và cánh tay rất thường gặp, nhất là ở người cao tuổi.


5 động tác dưới đây sẽ có tác dụng phòng, trị liệu và phục hồi, trả lại chức năng sinh lý bình thường cho chi trên.

Hình minh họa
Chuẩn bị: Ngồi khoanh chân bán già hoặc kiết già. Hai tay chắp trước ngực.

Bài 1: Thở ra, hai tay đẩy song song phía trước như đẩy một trái núi, các ngón tay hướng vào nhau, tinh thần hướng ra ngoại cảnh. Hít vào, toàn thân thả lỏng, tinh thần hướng vào khoang bụng dưới và hai bàn tay thu về chắp trước ngực. Thực hiện 6 lần.

Bài 2: Thở ra, hai tay đẩy sang hai bên vai (ngón tay hướng lên trên) như đẩy hai trái núi ra xa, tinh thần hướng ra ngoại cảnh. Hít vào, toàn thân thả lỏng, tinh thần hướng vào khoang bụng dưới và hai bàn tay thu về chắp trước ngực. Thực hiện 6 lần.

Bài 3: Từ tư thế chuẩn bị thở ra, hai tay đẩy lên cao như nâng trời, các ngón tay hướng vào nhau, tinh thần hướng ra ngoại cảnh. Hít vào, toàn thân thả lỏng, tinh thần hướng vào khoang bụng dưới, hai tay thu về chắp trước ngực. Thực hiện 6 lần.

Bài 4: Từ tư thế chuẩn bị thở ra, hai tay đẩy xuống như ép đất, các ngón tay hướng vào nhau, tinh thần hướng ra ngoại cảnh. Hít vào, toàn thân thả lỏng, tinh thần hướng vào khoang bụng dưới và hai bàn tay thu chắp về trước ngực. Thực hiện 6 lần.

Bài 5: Từ tư thế chuẩn bị thở ra, hai tay đẩy xuống phía sau như ép đất, các ngón tay hướng vào nhau, tinh thần hướng ra ngoại cảnh. Hít vào, toàn thân thả lỏng, tinh thần hướng vào khoang bụng dưới và hai bàn tay thu về chắp trước ngực. Thực hiện 6 lần.

Lưu ý: Khi thực hiện cần kết hợp với hơi thở và sự tập trung tinh thần thì mới có hiệu quả.

Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng

NGÀY CÀNG NHIỀU NGƯỜI TRẺ MẮC BỆNH ĐAU MỎI CỔ VAI GÁY


Nằm nghiêng, gối quá cao dễ sinh bệnh

Hội chứng đau cổ, vai, gáy xảy ra mọi lứa tuổi, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ học như tư thế ngồi, lao động, gối đầu cao khi ngủ, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi… 


Các yếu tố như ngồi trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm đã làm sụt giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu ở các cơ, dẫn đến chứng đau nhức vai cổ, mình mẩy.
Nỗi lo của nhiều người trẻ 
Nhiều người đến bệnh viện khám cho biết, buổi sáng ngủ dậy đã thấy cứng cổ, đau vai, lưng, nhưng cố vận động xoay cổ, vặn tay, lưng… mong khỏi, song càng làm càng đau và cứng cổ nhiều hơn. Nguyên nhân là cả đêm họ đã gối đầu quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu, cơ bị chèn ép.

Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm sẽ dễ bị đau nhức một khi ngủ dậy.

Từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất. Có khi kèm theo mỏi cổ, nhức đầu, hoa mắt, buồn ngủ, quay cổ nghe lắc rắc… rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Độ tuổi đau cổ, vai, gáy đang có xu hướng trẻ hoá với những người hay làm việc ở một tư thế trong thời gian dài như vừa nghe điện thoại, vừa ghi chép, làm việc liên tục với máy tính, sơn trần, lái xe ôtô ở tư thế ghế ngửa ra phía sau, tay duỗi thẳng phía trước… khiến hoặc cơ bắp dễ tổn thương làm cho đĩa đệm cột sống cổ sớm suy thoái, sưng tấy, trực tiếp chèn ép lên các dây thần kinh tương quan vai, gáy gây đau đớn, khó chịu.

Nên phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy, phần trên của vai phải đặt ở trên gối để tránh cột sống cổ và các cơ bắp bị kéo giãn. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Nghe điện thoại nên cầm ở tay, không nên kẹp vào vai, nếu có chỗ gác tay sẽ giảm bớt độ căng các cơ ở cổ và bả vai… Những người lao động hay phải cúi (như diễn viên xiếc, đánh máy, phi công, tài xế…) nên có những bài tập riêng hàng ngày để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vai, gáy.

Bên cạnh đó, cần tránh các tư thế như: Căng cổ ngước nhìn lên cao lâu, xoay đầu thường xuyên về bên đau, nâng hoặc kéo một vật với cổ gập, đọc sách ở tư thế cổ gập lâu, ngủ với gối cao hoặc nhiều gối… Khi bị đau cổ, vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.

Luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống… thường xuyên sẽ phòng được bệnh. Nếu bị đau cấp nên nghỉ tập, xoa bóp nhẹ nhàng và chỉ tập lại khi đã khỏi hẳn.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hỗ trợ trực tuyến