4 thg 10, 2013

CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU VAI GÁY

Bệnh đau nửa đầu vai gáy là một bệnh thuộc loại bệnh lý đau đầu do căn nguyên mạch, có đặc điểm bệnh lý cơ bản là: đau nửa đầu từng cơn, gặp nhiều ở tuổi thanh thiếu niên, ở nữ gặp nhiều hơn nam và đa số có yếu tố gia đình.


Tiếng Anh là migraine thực chất được mượn từ tiếng Pháp cổ là migraigne (lúc đầu là "megrim", nhưng đến năm 1777 được thay đổi theo tiếng Pháp đương đại). Từ tiếng Pháp đó được tạo thành từ cách phát âm thông dụng của từ Latin hemicrania, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp hemikrania, theo gốc tiếng Hy Lạp nghĩa là "nửa" và "sọ".



Đau nửa đầu 
Đau nửa đầu điển hình thường chỉ ảnh hưởng một bên đầu, nhức và kéo dài từ 4 đến 72 giờ đồng hồ; với những triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng hơn), và sợ âm thanh (nhạy cảm với âm thanh hơn). Khoảng một phần ba người bị chứng đau nửa đầu cảm nhận được tiền triệu ('aura')—hình ảnh, mùi vị, hoặc một cảm nhận giác quan không bình thường báo hiệu cơn đau nửa đầu sắp diễn ra.

Điều trị ban đầu là thuốc giảm đau để trị đau đầu, thuốc chống nôn nếu bị buồn nôn, và tránh các yếu tố gây đau đầu. Nguyên nhân của đau nửa đầu chưa rõ ràng; giả thuyết được chấp nhận phổ biến nhất là bệnh lý của hệ thống thần kinh sử dụng chất truyền đạt thần kinh serotonin. Có một số loại đau nửa đầu khác nhau, một số bắt nguồn từ thân não (với sự rối loạn vận chuyển ion canxi và kali) và một số là do di truyền.

Nghiên cứu các cặp song sinh cho thấy 60% đến 65% có sự ảnh hưởng của di truyền trong xu hướng phát triển bệnh đau nửa đầu. Ngoài ra, thay đổi nồng độ hoóc môn cũng có liên quan đến đau nửa đầu: 75% bệnh nhân người lớn là phụ nữ, mặc dù tỉ lệ này ngang nhau đối với trẻ em nam và nữ tiền dậy thì; đau nửa đầu có xu hướng biến mất khi đang mang thai, nhưng một số phụ nữ lại bị đau nửa đầu nhiều hơn khi mang thai

3 thg 10, 2013

TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN KI BỊ ĐAU CỔ VAI GÁY

Có nhiều những tổn thương ở vùng vai có thể chữa trị được ngay tại nhà bằng những loại thuốc chống viêm không chứa steroid (viết tắt là NSAIDs) mà không cần kê theo đơn của bác sĩ, chẳng hạn như Ibuprofen (Advil, Motrin IB) và Naproxen (Aleve). Nếu bạn không thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không chứa steroid hoặc bạn đã đang trong thời gian sử dụng những loại thuốc kháng viêm dùng trong điều trị viêm khớp, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị của bạn để có được những lời khuyên trước khi quyết định sử dụng những loại thuốc giảm đau không theo đơn.


Trong vòng 48h đầu sau khi bị tổn thương, bạn cũng nên đồng thời bắt đầu sử dụng những biện pháp tự chăm sóc cho bản thân mình.
Cần phải nghỉ ngơi khi vận động nhiều
Đau vùng vai gáy
Nghỉ ngơi: Kết hợp nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình vận động. Tránh vận động vùng khớp vai bị tổn thương.

Chườm đá: Đặt một túi chườm đá vào vùng vai của bạn trong vòng 15 – 20 phút một lần để giảm đau và giảm sưng.
Băng nén cố định: Băng nén cố định vùng vai bằng một dải băng đàn hồi giúp cố định vùng vai và giảm sưng.

Nâng nhấc vùng vai: Nâng nhấc vùng vai càng nhiều càng tốt trong khả năng của bạn, luôn giữ cho vùng vai của bạn ở vị trí cao hơn so với tim. Dùng các loại gối kê để đẩy cao vùng vai của bạn lên cao khi nằm. Dù cho bạn có bị những tổn thương cấp tính hay là viêm khớp mãn tính đi chăng nữa thì những loại thuốc cũng không bao giờ cón thể loại trừ cơn đau một cách hoàn toàn tận gốc được. Vì vậy dưới đây sẽ là một số những mẹo nhỏ cũng như các thiết bị chữa trị mà bạn nên thử để có thể hỗ trợ thêm cho bạn trong quá trình giảm đau, hồi sức hay đơn giản chỉ là trong những sinh hoạt bình thường hàng ngày:


Chườm nóng và chườm lạnh: Ngoài việc rất có ích cho việc giảm viêm đối với những tổn thương mới gặp ở vùng vai thì chườm lạnh cũng rất hữu hiệu đối với các cơn đau mãn tính hoặc các vùng đau và viêm đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn của bệnh viêm khớp. 

Đối với những vùng vai bị nhức mỏi nhưng không kèm theo viêm nhiễm cấp tính thì có thể sử dụng chườm nóng để giảm đau.
Vật lý trị liệu: Trong thời kì đầu của bệnh viêm khớp, vật lý trị liệu có thể sẽ rất hiệu quả cho việc tăng cường sức mạnh cho những vùng cơ vai cũng như duy trì tầm vận động cho các khớp ở vùng vai. Bác sĩ của bạn cũng có thể sẽ chỉ định các bài tập vật lí trị liệu đối với một số những tổn thương vùng vai hoặc để giúp phục hồi cho vùng vai sau phẫu thuật.

Điện xung thần kinh qua da (TENS) : Là kĩ thuật sử dụng một dòng điện với cường độ yếu được phân tán qua các tấm điện cực được đặt trên da, TENS sẽ giúp ngăn chặn các tín hiệu đau phát từ các thụ thể ngoài da chuyển lên não. Biên pháp này sẽ rất có ích cho việc kiểm soát các cơn đau tạm thời ở một số những bệnh nhân bị viêm khớp vai

Băng đeo: Đối với một số những ca gãy xương vai, bao gồm hầu hết những trường hợp gãy xương bả vai, thì việc sử dụng băng đeo để cố định các khớp như là một phương pháp điều trị bảo tồn, được xem như là một phương pháp điều trị rất hiệu quả. Vùng vai có thể sẽ bị cứng ở lần đầu tiên khi bác sĩ tháo bỏ băng đeo. Vì vậy sau đó, các bài tập hay những liệu trình vật lý trị liệu sẽ là cực kì cần thiết trong việc giúp phục hồi lại đầy đủ tầm vận động cho vùng vai sau một thời gian bất động khá lâu.

Điện xung: Việc kích thích bằng xung điện đối với các mô cơ ( điện xung thần kinh cơ) quanh vùng vai có thể sẽ rất hiệu quả trong việc tăng cường sức mạnh cho những cơ bắp nâng đỡ cho khớp vai đồng thời cũng giúp giảm đau ở trong cũng như xung quanh khớp. Đối với vùng vai thì kĩ thuật này có thể sẽ là một biện pháp bổ trợ hiệu quả cho việc điều trị bằng phẫu thuật những trường hợp bị rách (nhóm) cơ, gân vùng đai vai. Có một số những nghiên cứu đã chứng minh cho sự hiệu quả của cách chữa trị nêu trên, tuy nhiên, các nghiên cứu lại hầu như chỉ tập trung phần lớn vào những biện pháp điệu trị cho bệnh viêm xương khớp vùng đầu gối

Các thiết bị hỗ trợ: Khi cơ vùng vai bị cứng hay đau, bạn sẽ rất vất vả trong các hoạt động hàng ngày chẳng hạn như: tắm rửa, mặc quần áo, lái xe, hay với lấy những vật dụng trong nhà bếp. Có rất nhiều những thiết bị hỗ trợ sẽ giúp cho những hoạt động trên được dễ dàng hơn, bao gồm những dụng cụ với chuyên dụng, thiết bị kéo khóa quần áo, những loại bàn chải hay xốp cọ rửa có cán cầm dài và những loại quần áo được thiết kế đặc biệt chuyên dành riêng cho những trường hợp đau vai như vậy. Bạn có thể mua rất nhiều những thiết bị hỗ trợ kiểu như trên ở các cửa hàng bán dụng cụ y khoa và các danh mục hàng hóa chuyên dụng được đặt mua qua đường bưu điện. Hơn nữa, hãy trao đổi với bác sĩ và các điều trị viên vật lí trị liệu và/hoặc chuyên gia điều trị trước khi quyết định sử dụng các thiết bị hỗ trợ trên.

NHỨC MỎI VAI GÁY DÀI LÀ BỆNH GÌ?


Tôi bị nhức mỏi vai gáy, khám ở một bệnh viện tư nhân được ghi nhận mắc hội chứng vai gáy. Uống thuốc mà không khỏi, thậm chí không ngoái cổ lại được. Xin cho biết tôi nên tiếp tục khám ở đâu?


Bệnh cổ vai gáy

Trả lời:
Bạn bị đau đầu, cổ và gáy thì có rất nhiều nguyên nhân. Nếu bị hội chứng vai gáy thì điều trị sẽ đơn giản hơn, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý (không nên ngồi lâu hay đứng lâu) và uống thuốc giảm đau kháng viêm cùng vitamin B1 - B6 - B12 thì sẽ khỏi.

Bệnh sẽ khó điều trị hơn nếu do các nguyên nhân khác như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, dị tật về cột sống. Nếu chẩn đoán mắc các bệnh này, tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau.

Nếu bạn uống thuốc mà không đỡ thì nên đến khám tại các bệnh viện có khoa ngoại thần kinh, hoặc cũng có thể đến khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện nhân dân Gia Định để khám cụ thể, làm các xét nghiệm cần thiết

2 thg 10, 2013

ĐAU VAI Ý LÀ RỐI LOẠN TUẦN HOÀN DO THIẾU MÁU

Vào buổi sáng hoặc sau khi tỉnh giấc bạn thấy đau vai gáy chính là bởi chứng rối loạn tuần hoàn do thiếu máu ở vùng cốt sống cổ gây ra hoặc do dây thần kinh bị kéo căng quá mức gây co cứng, đau nhức… Điều này làm bệnh nhân vô cùng khó chịu.


Ứng phó với đau vai gáy
Đau cổ vai gáy
-Tập các động tác liên quan đến vùng cổ để chúng được co giãn và điều hòa tốt hơn. Bạn nên tập nhẹ nhàng đừng để cường độ mạnh gây tăng đột biến.

-Hạn chế ngồi trước quạt điện hoặc điều hòa vì chúng làm lạnh các cơ, gây co cứng nhanh hơn và đau dữ dội hơn.

-Chườm khăn ấm trước khi đi ngủ để cơ không vón cục và lưu thông tốt hơn. Có thể đắp túi chườm – một sản phẩm của Atzhealthylife

-Bạn cũng nên tắm nước ấm để không chỉ vùng cổ mà các cơ cũng được điều hòa, khoảng 2-3 ngày là sẽ khỏi bệnh.

-Sự dụng thuốc chống viêm, giảm đau, tuần hoàn máu như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin. Bạn cũng có thể dùng miếng dán salonpas để giảm được triệu chứng vùng này.

-Xoa bóp, bấm huyệt để tạo sự thoải mái nhất cho vùng cổ.

-Trường hợp bệnh nặng, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tiêm thuốc.

-Hạn chế cúi lâu, lái xe hay ngồi làm việc liên tục trên máy tính.

Như vậy, đau vai gáy không phải do bệnh viêm khớp gây ra mà do hội chứng thần kinh tác động. Do đó bạn càng phải chăm vận động để điều hòa máu lưu thông.

TỶ LỆ NỮ BỊ ĐAU CỔ VAI GÁY NHIỀU HƠN NAM

Dân văn phòng hầu như không vận động chân tay, cả ngày ngồi máy tính nên nhiều bệnh tật âm thầm tích lũy trong cơ thể như đau đầu, đau cổ, vai, gáy, lưng, giãn tĩnh mạch chân...


Đau cổ vai gáy
Do đó, bạn không nên xem nhẹ nếu thỉnh thoảng đau đầu. Dù hiện tượng này không xảy ra thường xuyên và không kéo dài nhưng rất dễ tăng nặng, trở thành kinh niên. Nguyên nhân chủ yếu do căng thẳng vì khối lượng công việc quá nhiều. Cách khắc phục là dành nhiều thời gian hơn để thư giãn, uống nhiều nước hoa quả. Nếu triệu chứng đau đầu không thuyên giảm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Đau cổ, vai, gáy, lưng nguyên nhân thường do ngồi sai tư thế, nhất là ở những người sử dụng máy vi tính nhiều. Trong trường hợp này, bạn nên xem lại tư thế ngồi, điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp với độ cao của bàn. Máy phải được đặt đúng chiều cao của người sử dụng, giữ khoảng cách thích hợp với màn hình, tránh sử dụng máy tính quá lâu. Khoảng cách từ màn hình đến người sử dụng khoảng 60 cm, từ màn hình đến bàn phím từ 20 đến 50 cm, từ chuột và bàn phím đến người sử dụng xấp xỉ 25 cm.

Tỷ lệ mắc chứng giãn tĩnh mạch chân ở phụ nữ cao gấp 3 lần nam giới, nhất là ở những phụ nữ làm việc văn phòng vì họ thường xuyên phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu trên những đôi giày cao gót. Bệnh này gây ra những biến chứng phức tạp về rối loạn huyết, viêm tắc tĩnh mạch, viêm loét, nhiễm trùng nếu bệnh trở nặng. Cách khắc phục là hạn chế đi giầy cao gót, ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày và đến gặp bác sĩ sớm.

Để phòng trừ nguy cơ mắc bệnh văn phòng, ngoài việc thư giãn thường xuyên, bổ sung các vitamin từ nước hoa quả, bạn nên đầu tư thời gian tham gia thể thao để vừa tăng sức đề kháng vừa để làm đẹp ngoại hình. Nếu không có thời gian tập thể dục thường xuyên, mỗi tuần tập 3, 4 lần cũng sẽ mang lại những hiệu quả nhất định. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký một phòng gym tổng hợp với những dịch vụ làm đẹp, thư giãn phong phú để có thể cải thiện tình hình sức khỏe lại không mất quá nhiều thời gian do phải di chuyển giữa các chương trình tập luyện khác nhau.

Rèn luyện sức khỏe phải từ từ, cẩn thận và không được cắt bớt giai đoạn. Nếu không có nhiều thời gian, cơ xương không còn rắn chắc do vấn đề tuổi tác hoặc phải ngồi lâu một tư thế, bạn nên dành 1-1,5 giờ mỗi buổi, một tuần tập năm buổi là đủ. Ngoài ra, bạn nên khởi động thật kỹ các cơ tay, vai, cổ, bụng, chân (môn tập thể hình hay aerobic đều cần được làm nóng khoảng năm phút trước khi tập).

Bên cạnh đó, bạn có thể thử sức với yoga, không nặng nhọc về mặt thể hình, nhưng lại rất cần sự kiên nhẫn và khổ luyện về tinh thần. Yoga cũng có khả năng phát triển thể chất và tinh thần toàn diện, nới lỏng các cơ bắp, cải thiện tim mạch. Cuối cùng, điều quan trọng nhất vẫn là sự chuyên cần, không bỏ giữa chừng.

1 thg 10, 2013

THAY ĐỔI THÓI QUEN ĐỂ GIẢM ĐAU CỔ VAI GÁY

Những người bị đau vai gáy cần xem xét lại chế độ và thói quen sinh hoạt của mình nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn.


Ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, ngồi làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế khi lái xe, gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi, ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều hòa) lâu, tắm rửa ban đêm... đều có thể dẫn đến đau vai gáy.
Tích cực tập luyện phòng ngừa đau vai gáy
Hội chứng đau vai gáy còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, viêm, chấn thương vùng cổ… Ngoài ra, người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.

Để phòng đau cổ, vai, gáy bạn chú ý không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ 1 giờ nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.

Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu. Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ.

Nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế thói quen đó lại làm bệnh thêm trầm trọng.

Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp. Ngoài ra người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp. Vận động, nghỉ ngơi hợp lý tránh căng thẳng.

Nếu chỉ bị nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần có thể giảm đau. Nếu cơn đau kéo dài thì cần tới khám bác sỹ để có liệu pháp chữa trị kịp thời.

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CỔ VAI GÁY

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến là ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài, lái xe, làm việc liên tục với máy tính…; bị nhiễm nóng lạnh đột ngột làm giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau…


Đau vai gáy kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
Hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau.

Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu – cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên, có cảm giác nhức nhối như bị điện giật. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên, sau một thời gian, người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau – đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt.

Cơn đau nhức có thể xuất  hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém… ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hỗ trợ trực tuyến