26 thg 8, 2013

ĐAU CỔ VAI GÁY, CẦN PHẢI SỬ TRÍ


Sự rối loạn các thành phần của đường cảm giác ở tủy sống cổ, do quá trình bị thương tổn, bị kích thích đồng thời có ảnh hưởng tới tâm lý có thể dẫn đến chứng đau vai, gáy và cánh tay.

>>TRỊ BỆNH CỔ VAI GAÝ TỐT NHẤT

 Xử trí chứng bệnh này có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo nguyên nhân gây bệnh, do vậy người bệnh cần đến khám và điều trị tại các chuyên khoa thần kinh để có kết quả tốt nhất.


ĐAU CỔ VAI GÁY

Các mức độ đau khác nhau
Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Cơn đau có thể từ vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu - cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên sau một thời gian người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau - đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI...

Đặc điểm của vùng gáy cổ là các rễ thần kinh như rễ tủy cổ, rễ sau (có vai trò cảm giác) và rễ trước (có vai trò vận động) hợp thành một dây thần kinh tủy cổ đi ra chi phối khoanh cơ thể qua lỗ tiếp hợp. Do đặc điểm ở đoạn tủy cổ, đốt sống cổ và đốt tuỷ cổ chênh nhau một đốt nên cần chú ý đánh giá lâm sàng giữa khoanh cơ thể và khoanh đốt sống nhất là các cơn đau (đau từ đốt sống hay từ lỗ tiếp hợp). Màng cứng của tuỷ theo rễ thần kinh ra tới lỗ tiếp hợp nên có những viêm nhiễm khu trú ảnh hưởng và gây ra chứng bệnh này.


Người làm việc văn phòng dễ mắc đau vai gáy, cánh tay.
Cần lưu ý những nguyên nhân gây ra bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau vùng gáy, bả vai, cánh tay. Do vậy cần chú ý những yếu tố sau:

Dấu hiệu đặc biệt của u hố sau: Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, những người trẻ tuổi. Người bệnh có những cơn nhức đầu dữ dội, cơn đau nhức lan từ vùng chẩm phía sau đầu lan xuống gáy, khiến người bệnh có cảm giác cứng gáy, rơi vào tư thế “sái cổ”. Ngoài ra nhiều người còn có hội chứng tăng áp lực trong sọ và dấu hiệu thần kinh khu trú. Nếu có những dấu hiệu này cần đi khám ngay để kịp thời được phẫu thuật.

Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay còn là triệu chứng của ép rễ tủy cổ: Cần phân tích giai đoạn ép rễ (gây đau) và ép tủy (gây liệt các đường dẫn truyền vận động và cảm giác). Do đặc điểm cấu tạo chức năng của tủy sống cổ nên giai đoạn ép rễ (gây đau nhất là đau gáy, bả vai, cánh tay) thường kéo dài, nên dễ bị bỏ qua khi phân định với ép tủy cổ. Có nhiều nguyên nhân gây ép tủy cổ như u tủy cổ, viêm màng nhện tủy cổ, lao…

Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay do tổn thương đốt sống cổ, do lao, do ung thư, do thoái hoá… Tổn thương đốt sống cổ là do thoái hoá đốt sống cổ thường gặp nhiều ở độ tuổi 40-50. Thoái hóa đốt sống cổ nhất là ở lỗ tiếp hợp sẽ gây kích thích dây thần kinh tủy và lúc đó sẽ gây kích thích đau theo khu vực chi phối của dây thần kinh: gáy- bả vai- cánh tay. Cũng cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau.


Tổn thương tủy sống cổ dẫn đến đau vai gáy.
Nên vận động để phòng bệnh

Tùy theo từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, cố tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên nang, sử dụng đợt điều trị từ 1- 3 lọ. Ngoài ra có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay.

Những người có hoạt động cúi nhiều, ảnh hưởng đến cổ vai gáy (như diễn viên xiếc, nông dân, công nhân…) nên có những bài tập thể dục dành riêng cho các bộ phận này vào buổi sáng và tối để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh ở đây sau một ngày lao động vất vả. Những người làm máy tính, làm văn phòng chỉ ngồi một chỗ ít vận động cũng cần lưu ý đến chứng bệnh này. Nếu có dấu hiệu đau nên đi khám ở các chuyên khoa thần kinh để có chỉ định điều trị phù hợp, tránh vặn kéo mạnh có thể gây tổn thương nặng thêm các dây thần kinh ở đây. 

TS. Nguyễn Chương

TƯ THẾ NGỒI TRÁNH ĐAU CỔ VAI GÁY

Ngồi làm việc trước màn hình vi tính của các công chức, ngồi học kéo dài nhiều giờ của học sinh sinh viên, làm việc ở tư thế ngồi theo dây chuyền công nghiệp của công nhân… dễ dẫn tới cảm giác căng thẳng, đau vai gáy, đau lưng mỏi mắt.


Để giúp phòng tránh và cải thiện những rắc rối trên, người lao động cần phải bảo đảm tư thế làm việc và luyện tập đúng để nâng cao hiệu quả lao động, học tập và sức khỏe.

Tư thế ngồi đúng (trên) và sai (dưới) khi ngồi trước máy tính
Vai:
Được thả lỏng, cẳng tay luôn ở trên mặt phẳng ngang, vuông góc với khuỷu, cổ tay thẳng trục với cẳng tay.
Cổ:
Giữ ở vị trí trung tính, thẳng trục với cột sống.
Lưng:
Giữ thẳng, ghế phải có tựa cho vùng thắt lưng.
Khi ngồi, tránh tư thế cong lưng, cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng trục với chân, nên kê một gối mỏng ở đoạn thắt lưng. Nên giải lao khi phải ngồi kéo dài, cứ 45-60 phút giải lao một lần.
Tư thế đúng khi lái xe:
Khi lái xe, giữ thẳng lưng, kê gối ở đoạn thắt lưng, đầu và cổ giữ thẳng trục với thân, di chuyển ghế ngồi gần volant sao cho vai cánh tay không bị căng. Khi lái xe khoảng 150-200km nên nghỉ 1 lần.
Một nguyên tắc khi làm việc: Đầu và cổ luôn luôn giữ thẳng trục với thân, không được gù lưng, gập cổ, ngửa cổ quá mức để cằm bị hướng ra phía trước.
Tư thế nằm:
Khi nằm không được gối quá cao, làm cột sống cổ không thẳng trục với thân. Nên gối phần đầu và cổ, không được kê gối xuống dưới vai.
Khi làm việc nhà:
Tránh các động tác ngửa cổ trong sinh hoạt hằng ngày như lau cửa, mắc quạt trần, lau đèn, lấy đồ trên cao, để giảm căng thẳng cho cổ vai hãy sử dụng ghế, thang khi làm những công việc này.

25 thg 8, 2013

ĐAU CỔ VAI GÁY - CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC

Chứng đau mỏi vai, cổ rất thường gặp trong cuộc sống và ngày càng nhiều người trẻ mắc phải. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa được bằng phương pháp vật lý trị liệu.
Nằm nghiêng, gối quá cao dễ sinh bệnh


Hội chứng đau cổ, vai, gáy xảy ra mọi lứa tuổi, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ học như tư thế ngồi, lao động, gối đầu cao khi ngủ, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi... Các yếu tố như ngồi trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm đã làm sụt giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu ở các cơ, dẫn đến chứng đau nhức vai cổ, mình mẩy.

Nhiều người đến bệnh viện khám cho biết, buổi sáng ngủ dậy đã thấy cứng cổ, đau vai, lưng, nhưng cố vận động xoay cổ, vặn tay, lưng... mong khỏi, song càng làm càng đau và cứng cổ nhiều hơn. Nguyên nhân là cả đêm họ đã gối đầu quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu, cơ bị chèn ép.

Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm sẽ dễ bị đau nhức một khi ngủ dậy.

Từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất. Có khi kèm theo mỏi cổ, nhức đầu, hoa mắt, buồn ngủ, quay cổ nghe lắc rắc... rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Độ tuổi đau cổ, vai, gáy đang có xu hướng trẻ hoá với những người hay làm việc ở một tư thế trong thời gian dài như vừa nghe điện thoại, vừa ghi chép, làm việc liên tục với máy tính, sơn trần, lái xe ôtô ở tư thế ghế ngửa ra phía sau, tay duỗi thẳng phía trước... khiến hoặc cơ bắp dễ tổn thương làm cho đĩa đệm cột sống cổ sớm suy thoái, sưng tấy, trực tiếp chèn ép lên các dây thần kinh tương quan vai, gáy gây đau đớn, khó chịu. Các loại thuốc, kem, dầu nóng... chỉ giảm đau nhất thời.


Chữa đau cổ, vai, gáy bằng châm cứu là liệu pháp đạt hiệu quả cao.

Chỉ nên gối đầu cao 10cm

Với Tây y, hội chứng đau nhức cổ, vai, gáy nếu bác sĩ chuyên khoa thấy không có nguyên nhân chèn ép gây tổn thương thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, cao dán. Nhiều bệnh nhân đau nhức cổ, vai, gáy thường chuyển sang chữa trị ở bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền. Các phương pháp xoa bóp - ấn - gõ vùng cổ, vai, gáy, hoặc châm cứu, giác hơi, tập luyện và vật lý trị liệu trị chứng này đều đạt hiệu quả cao.

Nếu bị nhẹ, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần. Nếu thấy không đỡ thì phải đến bác sĩ chuyên khoa để được day ấn, bấm huyệt mới khỏi. 

Nên phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy, phần trên của vai phải đặt ở trên gối để tránh cột sống cổ và các cơ bắp bị kéo giãn. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Nghe điện thoại nên cầm ở tay, không nên kẹp vào vai, nếu có chỗ gác tay sẽ giảm bớt độ căng các cơ ở cổ và bả vai... Những người lao động hay phải cúi (như diễn viên xiếc, đánh máy, phi công, tài xế...) nên có những bài tập riêng hàng ngày để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vai, gáy.

Bên cạnh đó, cần tránh các tư thế như: Căng cổ ngước nhìn lên cao lâu, xoay đầu thường xuyên về bên đau, nâng hoặc kéo một vật với cổ gập, đọc sách ở tư thế cổ gập lâu, ngủ với gối cao hoặc nhiều gối... Khi bị đau cổ, vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.

Luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng được bệnh. Nếu bị đau cấp nên nghỉ tập, xoa bóp nhẹ nhàng và chỉ tập lại khi đã khỏi hẳn.

Khi đau cổ, vai, gáy không xoay, vặn mạnh vì dễ gây tổn thương nặng các dây thần kinh. Không uống thuốc tuỳ tiện mà phải đi khám để được bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng.

Tư thế đứng, ngồi đúng

Tư thế ngồi đúng là luôn giữ ngực thẳng, cằm hơi cúi về phía trước, lưng và cột sống cùng nằm trên một đường thẳng, tránh nghiêng cổ một phía quá lâu.

Đứng đúng cần giữ thẳng ngực, eo và lưng tạo thành một đường cong tự nhiên. Tư thế làm việc đúng là điều chỉnh độ cao của bàn, không để đầu phải cúi quá nhiều về phía trước, cổ thẳng khi ngồi học, đọc sách, làm việc.

Tư thế lái xe đúng là đầu gối để cong vuông góc, tay và vai tạo ra đường cong tự nhiên, phần eo lưng phải có điểm tựa, cổ giữ thẳng sẽ giảm thiểu tối đa tổn thương vai, cổ.

Ngoài ra, nên năng thay đổi tư thế để cơ bắp vùng vai, gáy được thư giãn chốc lát. 

Thạc sĩ – Bác sĩ Trần Văn Thuấn

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP PHÒNG BỆNH

Ngồi làm việc trước màn hình vi tính của các công chức, ngồi học kéo dài nhiều giờ của học sinh sinh viên, làm việc ở tư thế ngồi theo dây chuyền công nghiệp của công nhân... dễ dẫn tới cảm giác căng thẳng, đau vai gáy, đau lưng mỏi mắt. Để giúp phòng tránh và cải thiện những rắc rối trên, người lao động cần phải bảo đảm tư thế làm việc và luyện tập đúng để nâng cao hiệu quả lao động, học tập và sức khỏe.
TL PHÒNG BỆNH
Tại sao cần phải bảo đảm tư thế đúng khi làm việc?
Để tiết kiệm năng lượng cho cơ.

- Đối với lao động cơ bắp: Lượng cấp máu cho cơ đáp ứng đủ theo nhu cầu do cơ co và được thư giãn sau mỗi cử động, trong khi đó lao động tĩnh, cơ phải co liên tục để duy trì tư thế, các sợi cơ khi co sẽ ép vào thành mạch - hiệu ứng bơm cơ sẽ ngăn cản máu đến cơ nên máu đến cơ ít hơn, cơ buộc phải lấy thêm năng lượng để hoạt động từ chuyển hóa yếm khí, acid lactic sẽ ứ đọng trong cơ dẫn tới đau cơ.

Tư thế ngồi đúng (trên) và sai (dưới) khi ngồi trước máy tính.

- Giảm lực ép, tỳ đè lên cột sống: Cột sống của bạn giống như cột trụ chống đỡ cho cơ thể, bao gồm từ 32-33 đốt sống. Các đốt sống trên và dưới khớp với nhau tạo nên ống sống để bảo vệ tủy sống, ở giữa 2 đốt sống là đĩa đệm có tác dụng như bộ phận giảm xóc cho cơ thể (giảm sức ép lên cột sống trong khi lao động và trong sinh hoạt hằng ngày). Đĩa đệm được cấu tạo bằng một nhân nhày ở giữa, bao bọc xung quanh là vòng xơ.
Đĩa đệm được dinh dưỡng theo kiểu thẩm thấu. ban ngày đĩa đệm phải làm việc, bị mất nước, ban đêm được nghỉ ngơi (ở tư thế nằm lực ép giảm tạo thuận lợi cho việc tái hấp thu nước). Nếu chúng ta không biết bảo vệ cho đĩa đệm (chọn tư thế đúng, tránh tư thế có hại cho đĩa đệm, nghỉ ngơi hợp lý) thì đĩa đệm chóng bị thoái hóa, khi đó chức năng giảm xóc giảm sẽ kéo theo hàng loạt các rắc rối như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp sau... gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Lực ép lên cột sống thay đổi theo tư thế của bạn, lực ép ở tư thế ngồi cao hơn rất nhiều so với tư thế nằm và đứng. Trong các kiểu ngồi làm việc, tư thế ngồi mà phải duy trì giữ hai tay không có điểm tựa thì lực ép lên đĩa đệm là cao nhất. Tư thế ngồi tay có điểm tựa là tư thế được chấp nhận, vì bảo đảm cân bằng để làm việc và lực ép lên cột sống thấp, ở tư thế này, lưng được tựa, cẳng tay có điểm tựa.

Một số tư thế đúng để phòng tránh đau vai gáy
- Tư thế làm việc đúng trước máy vi tính:

Vai: Được thả lỏng, cẳng tay luôn ở trên mặt phẳng ngang, vuông góc với khuỷu, cổ tay thẳng trục với cẳng tay.

Cổ: Giữ ở vị trí trung tính, thẳng trục với cột sống.

Lưng: Giữ thẳng, ghế phải có tựa cho vùng thắt lưng.

Khi ngồi, tránh tư thế cong lưng, cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng trục với chân, nên kê một gối mỏng ở đoạn thắt lưng. Nên giải lao khi phải ngồi kéo dài, cứ 45-60 phút giải lao một lần.

- Tư thế đúng khi lái xe: Khi lái xe, giữ thẳng lưng, kê gối ở đoạn thắt lưng, đầu và cổ giữ thẳng trục với thân, di chuyển ghế ngồi gần volant sao cho vai cánh tay không bị căng. Khi lái xe khoảng 150-200km nên nghỉ 1 lần.

Một nguyên tắc khi làm việc: Đầu và cổ luôn luôn giữ thẳng trục với thân, không được gù lưng, gập cổ, ngửa cổ quá mức để cằm bị hướng ra phía trước.

- Tư thế nằm: Khi nằm không được gối quá cao, làm cột sống cổ không thẳng trục với thân. Nên gối phần đầu và cổ, không được kê gối xuống dưới vai.
- Khi làm việc nhà: Tránh các động tác ngửa cổ trong sinh hoạt hằng ngày như lau cửa, mắc quạt trần, lau đèn, lấy đồ trên cao, để giảm căng thẳng cho cổ vai hãy sử dụng ghế, thang khi làm những công việc này.

Một số động tác luyện tập khi bị đau vai gáy

- Ngồi thư giãn trên ghế, thẳng lưng, đầu, cổ. Xoay đầu từ từ sang 2 bên. Nghiêng đầu sang phải và trái. Thực hiện từ 3-5 lần.

- Ngồi thư giãn trên ghế, nhún 2 vai lên cao, hạ thấp vai và thư giãn, nhắc lại 3-5 lần.

- Ngồi thư giãn trên ghế, xoay vai từ từ ra trước, ra sau rồi xoay tròn.

- Đứng dựa lưng vào tường, chân rộng bằng hông, gót chân cách tường 2-5cm. Hai bàn tay đặt sau gáy, khuỷu hướng ra trước, sau đó dang 2 cánh tay.

- Đứng sát tường, đặt quả bóng cao su lên vùng cơ cổ và vai (không đặt lên cột sống và xương bả vai), từ từ lăn bóng từng bên (trái, phải) 2-3 lần.

Khi phải ngồi làm việc kéo dài bạn nên tập thêm các động tác co chân và bàn chân để cải thiện tình trạng căng cơ và “xuống máu chân” (tăng cường lưu thông máu). Để tập chân và bàn chân bạn có thể ngồi duỗi thẳng đầu gối; ngồi nâng bàn chân khỏi nền nhà; đứng thẳng, tỳ sát lưng vào tường, duỗi thẳng gối, đưa chân ra phía trước; đứng, tay vịn ghế, đá chân ra phía ngoài, đưa chân ra phía sau.

ThS. Ngân Thị Hồng Anh
Theo SKĐS

TRỊ ĐAU VAI GÁY DO TƯ TẾ

Đau vai gáy do tư thế là một hội chứng thường gặp ở những người làm việc phải ngồi lâu như: nhân viên văn phòng, học sinh, tài xế lái xe, công nhân may mặc hoặc nằm ngủ kê gối cao… Sau đây là phương pháp xoa bóp chữa đau vai gáy rất hiệu quả, an toàn, tiện lợi, ai cũng có thể thực hiện.
NGỦ SAI TƯ THẾ
Triệu chứng đau vai gáy

Vị trí đau thường là từ cổ gáy đến vai, thường là một bên, có khi lan lên mang tai, thái dương hoặc xuống tay. Đau có thể khởi phát đột ngột sau khi ngủ dậy, sau khi làm việc ở một tư thế liên tục. Đau có thể làm hạn chế cử động cổ, khó quay đầu sang bên. Sờ nắn thường đau nhiều hơn. Đau có thể tăng khi gặp lạnh, khi đứng, đi, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi.


Đau vai gáy do tư thế được Y học cổ truyền quan niệm thuộc chứng Kiên bối thống. Thống tức là đau, Kiên là vùng vai; Bối là vùng lưng. Nguyên nhân do đầu, cổ bất động lâu, tư thế sai, các kinh lạc đi qua vùng sau cổ gáy bị tắc trở, khí huyết không lưu thông. Điều trị chủ yếu làm cho thông kinh hoạt lạc, khí huyết lưu thông.
Kỹ thuật xoa bóp điều trị đau vai gáy

Tư thế: người bệnh ngồi, người xoa bóp đứng sau lưng người bệnh, hoặc người bệnh nằm người xoa bóp ngồi phía trên đầu người bệnh.

Thoa bột talc hoặc dầu trơn một lớp vừa phải lên da vùng cổ vai.

Xoa: dùng các ngón tay di chuyển lướt trên da nhẹ nhàng theo vòng tròn từ cổ gáy đến vai 2 bên.

Day: dùng ngón tay cái ấn xuống da rồi di động chậm theo đường tròn từ cổ gáy đến vai bên đau (H.1).

Lăn: dùng các khớp bàn ngón tay vừa ấn vừa lăn vùng tam giác 3 huyệt: phong trì, đại chùy, kiên tĩnh (H.2).

Ấn các huyệt phong trì, phong phủ, phế du, đốc du: dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt, rồi giữ nguyên ngón cái khoảng 10 - 20 giây (H.3, 4, 5).

Bóp gáy, bóp vai: dùng ngón cái và các ngón kia ôm lấy khối cơ cổ gáy, cơ vai rồi bóp bằng 4 hoặc 5 ngón, vừa bóp vừa kéo thịt lên, không để thịt hoặc gân trượt dưới tay sẽ gây đau (H.6).

Vờn: dùng 2 bàn tay hơi cong bao lấy một khối cơ, chuyển động 2 tay ngược chiều nhau, kéo cả da thịt người bệnh chuyển động theo, khối cơ lay động giữa 2 bàn tay.

Nếu xoa bóp như trên vài ngày mà không giảm đau, người bệnh nên đến đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tìm nguyên nhân điều trị tốt hơn.

24 thg 8, 2013

ĐAU VAI GÁY - BỆNH CỦA DÂN VĂN PHÒNG

Mới 30 - 40 tuổi mà nhiều người đã thường xuyên bị đau vai gáy, cổ. Bệnh có thể gây biến dạng cột sống, chèn ép thần kinh dẫn đến mất khả năng vận động.
ĐAU VAI GÁY


Bác sĩ Trần Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết bệnh lý đau vai gáy, cổ tập trung nhiều ở nhóm nhân viên văn phòng, người béo phì, lười vận động. Trong số 900 bệnh nhân đến đây khám và điều trị mỗi ngày, gần 80% trường hợp có biểu hiện đau vai gáy, cổ.

Thói quen xấu gây bệnh

Theo Phạm Trọng Thoan, Phó chủ nhiệm khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng đau vai gáy, cổ. Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, chỉ khi về già, cơ thể bắt đầu quá trình loãng xương mới hay bị đau vai gáy, cổ hoặc các khớp, chi. Tuy nhiên, trên thực tế, đã có không ít người chỉ mới 30 - 40 tuổi là dân văn phòng thường xuyên bị các cơn đau tại vai gáy, cổ hành hạ.

“Những người làm văn phòng có nhiều thói quen, hành vi có hại cho sức khỏe như ngồi làm việc sai tư thế với máy vi tính trong thời gian dài, kẹp điện thoại vào vai vừa nghe vừa ghi chép, gối đầu trên bàn để ngủ trưa hay thường xuyên nằm ngủ co quắp, vặn vẹo trên ghế…”, tiến sĩ Thoan nói.



Nên đi khám khi bị đau vai gáy, cổ thường xuyên. Ảnh: Trung Kiên.

Hội chứng đau vai gáy, cổ còn có thể gặp ở người béo phì, trọng lượng cơ thể tạo áp lực lên cột sống quá nhiều, hoặc hay gặp ở người bị thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, viêm, chấn thương, dị tật vùng cổ. Cũng có trường hợp bị đau vai gáy, cổ không xác định được nguyên nhân.

Có thể mất khả năng vận động 

Theo bác sĩ Thanh, biểu hiện của hội chứng đau vai gáy, cổ là đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng cổ, vai gáy, có khi đau nhói như điện giật, cảm giác nhức nhối khó chịu. Một số trường hợp bị đau lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, hai cánh tay. Đau vai gáy, cổ thường xuất hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc sau khi ngồi làm việc với thời gian kéo dài, không có giải lao, vận động.

Biểu hiện đau cũng thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, hắt hơi …, giảm khi nghỉ ngơi. Đôi khi thời tiết thay đổi cũng làm tăng tần suất xuất hiện cơn đau.

Tuy nhiên, đau vai gáy, cổ khác với bệnh viêm quanh khớp vai là không bị hạn chế vận động. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người chủ quan, bỏ qua các cơn đau. “Đau vai gáy, cổ có thể gây biến dạng cột sống, chèn ép thần kinh khiến người bệnh mất khả năng vận động”, bác sĩ Thanh cảnh báo.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy cần giữ cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu. Khi ngủ không nên gối đầu cao quá 10 cm hoặc nằm xem ti vi lâu ở một tư thế. Do yêu cầu nghề nghiệp, khi ngồi lâu trong một thời gian dài nên giải lao, làm vài động tác vận động như cúi xuống, đứng lên, quay đầu, xoay cổ nhẹ nhàng vài phút sau một giờ làm việc. Khi ra ngoài đường, mọi người nên đội mũ, nón che nắng vùng cổ, gáy. Người đã xuất hiện cơn đau nên bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chất độc trong thuốc gây thoái hóa khớp.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng lưu ý, đối với người được chẩn đoán đau vai gáy, cổ do thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ tuyệt đối không nên xoay cổ, vặn cổ hoặc xoay lưng mạnh. Bởi các động tác này sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Do đó, khi thấy đau vai gáy, cổ thường xuyên, nên đi khám tại các cơ sở y tế đã có những chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng nhất.
Theo Bacsi.com

ĐAU CỔ VAI GÁY - CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC

Giadinh.net - Chứng đau mỏi vai, cổ rất thường gặp trong cuộc sống và ngày càng nhiều người trẻ mắc phải. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa được bằng phương pháp vật lý trị liệu.
Nằm nghiêng, gối quá cao dễ sinh bệnh
Hội chứng đau cổ, vai, gáy xảy ra mọi lứa tuổi, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ học như tư thế ngồi, lao động, gối đầu cao khi ngủ, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi... Các yếu tố như ngồi trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm đã làm sụt giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu ở các cơ, dẫn đến chứng đau nhức vai cổ, mình mẩy.

Nhiều người đến bệnh viện khám cho biết, buổi sáng ngủ dậy đã thấy cứng cổ, đau vai, lưng, nhưng cố vận động xoay cổ, vặn tay, lưng... mong khỏi, song càng làm càng đau và cứng cổ nhiều hơn. Nguyên nhân là cả đêm họ đã gối đầu quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu, cơ bị chèn ép.

Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm sẽ dễ bị đau nhức một khi ngủ dậy.

Từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất. Có khi kèm theo mỏi cổ, nhức đầu, hoa mắt, buồn ngủ, quay cổ nghe lắc rắc... rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Độ tuổi đau cổ, vai, gáy đang có xu hướng trẻ hoá với những người hay làm việc ở một tư thế trong thời gian dài như vừa nghe điện thoại, vừa ghi chép, làm việc liên tục với máy tính, sơn trần, lái xe ôtô ở tư thế ghế ngửa ra phía sau, tay duỗi thẳng phía trước... khiến hoặc cơ bắp dễ tổn thương làm cho đĩa đệm cột sống cổ sớm suy thoái, sưng tấy, trực tiếp chèn ép lên các dây thần kinh tương quan vai, gáy gây đau đớn, khó chịu. Các loại thuốc, kem, dầu nóng... chỉ giảm đau nhất thời.


Chữa đau cổ, vai, gáy bằng châm cứu là liệu pháp đạt hiệu quả cao.

Chỉ nên gối đầu cao 10cm

Với Tây y, hội chứng đau nhức cổ, vai, gáy nếu bác sĩ chuyên khoa thấy không có nguyên nhân chèn ép gây tổn thương thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, cao dán. Nhiều bệnh nhân đau nhức cổ, vai, gáy thường chuyển sang chữa trị ở bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền. Các phương pháp xoa bóp - ấn - gõ vùng cổ, vai, gáy, hoặc châm cứu, giác hơi, tập luyện và vật lý trị liệu trị chứng này đều đạt hiệu quả cao.

Nếu bị nhẹ, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần. Nếu thấy không đỡ thì phải đến bác sĩ chuyên khoa để được day ấn, bấm huyệt mới khỏi. 

Nên phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy, phần trên của vai phải đặt ở trên gối để tránh cột sống cổ và các cơ bắp bị kéo giãn. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Nghe điện thoại nên cầm ở tay, không nên kẹp vào vai, nếu có chỗ gác tay sẽ giảm bớt độ căng các cơ ở cổ và bả vai... Những người lao động hay phải cúi (như diễn viên xiếc, đánh máy, phi công, tài xế...) nên có những bài tập riêng hàng ngày để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vai, gáy.

Bên cạnh đó, cần tránh các tư thế như: Căng cổ ngước nhìn lên cao lâu, xoay đầu thường xuyên về bên đau, nâng hoặc kéo một vật với cổ gập, đọc sách ở tư thế cổ gập lâu, ngủ với gối cao hoặc nhiều gối... Khi bị đau cổ, vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.

Luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng được bệnh. Nếu bị đau cấp nên nghỉ tập, xoa bóp nhẹ nhàng và chỉ tập lại khi đã khỏi hẳn.

Khi đau cổ, vai, gáy không xoay, vặn mạnh vì dễ gây tổn thương nặng các dây thần kinh. Không uống thuốc tuỳ tiện mà phải đi khám để được bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng.

Tư thế đứng, ngồi đúng

Tư thế ngồi đúng là luôn giữ ngực thẳng, cằm hơi cúi về phía trước, lưng và cột sống cùng nằm trên một đường thẳng, tránh nghiêng cổ một phía quá lâu.

Đứng đúng cần giữ thẳng ngực, eo và lưng tạo thành một đường cong tự nhiên. Tư thế làm việc đúng là điều chỉnh độ cao của bàn, không để đầu phải cúi quá nhiều về phía trước, cổ thẳng khi ngồi học, đọc sách, làm việc.

Tư thế lái xe đúng là đầu gối để cong vuông góc, tay và vai tạo ra đường cong tự nhiên, phần eo lưng phải có điểm tựa, cổ giữ thẳng sẽ giảm thiểu tối đa tổn thương vai, cổ.

Ngoài ra, nên năng thay đổi tư thế để cơ bắp vùng vai, gáy được thư giãn chốc lát.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hỗ trợ trực tuyến