5 thg 9, 2013

GIÚP PHÒNG ĐAU CỔ VAI GÁY CHO DÂN VĂN PHÒNG


Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở những người làm việc văn phòng.


Đau vai gáy là bệnh "kinh niên" của dân văn phòng. 

Trung bình một ngày, BV Châm cứu TƯ có khoảng 900 người đến khám, điều trị. 70-80% trong số đó là các bệnh lý liên quan đến cột sống cổ và thắt lưng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở những người làm việc văn phòng. Nhẹ thì đau, viêm, nặng thì thoái hóa, liệt người.

Thức dậy là đau
Chị Nguyễn Thị Thủy (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vào mùa hè chị không bị đau vai, cổ, nhưng từ hôm chuyển mùa đông, cứ sáng sớm thức dậy chị lại thấy sái cổ, đau không cựa quậy được.

Một thời gian, chị bị đau cả đầu rồi lan xuống bả vai. Hai tai chị thường xuyên ù, tay trái bị tê tê như có kim châm. Sau khi thăm khám, các bác sỹ kết luận chị bị thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến bị hội chứng giao cảm cổ nên mới hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Chị Hoàng Minh Đức (Hải Phòng) cũng thường xuyên bị đau cổ, vai. Dù đã tự xoa bóp nhưng cảm giác đau ngày càng tăng. Sau dần, cổ đau và khó cử động, rồi đau khắp vùng cổ vai gáy, ngây ngấy như bị sốt, rất khó chịu.

Chị nghĩ đó chỉ là đau bình thường nên cố chịu, nhưng chứng đau lại lan xuống cả cánh tay với cảm giác tê bì, nóng rát, vận động cột sống cổ đau buốt... Theo kết luận của các bác sỹ, chị bị đau cổ, vai do lạnh. Chỉ cần giữ ấm mùa đông và thực hiện các biện pháp vận động cổ thì sẽ hết bệnh.

ThS. BS Trần Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến (BV Châm cứu TƯ) cho biết, vào mùa lạnh, rất nhiều người đến bệnh viện điều trị do đau đốt sống cổ. Các bệnh nhân thường có biểu hiện khi thức dậy cổ bị căng cứng, cử động rất khó khăn, kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu, tăng lên khi cố làm động tác quay cổ. Có khi đau lan xuống bả vai, chi trên, khiến cổ phải nghiêng nhiều hay ít về một bên trong tư thế rất gò bó để chống đau.

BS Thanh cho biết, nguyên nhân dẫn tới bệnh này thường do tư thế khi ngủ không hợp lý, đầu gối quá cao hoặc quá cứng khiến đầu cổ lệch về một bên, các cơ vùng cổ như cơ thang, cơ ức đòn chũm căng giãn kéo dài mà sinh đau. Ngoài ra, tình trạng thoái hóa cột sống cổ hoặc cổ bị lạnh cũng là những yếu tố góp phần làm bệnh phát sinh hoặc nặng thêm.

Ít vận động, ngồi nhiều dẫn đến đau

TS.BS Phạm Hữu Lợi (Phó Trưởng khoa Nội, BV Châm cứu TƯ) cho biết, chứng đau cổ, vai, gáy gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân: Ít vận động, ngồi quá nhiều, ngồi sai tư thế, nhiễm lạnh. 

Ngoài ra, những người thường hay gối cao, nằm nghiêng khi ngủ, lúc ngủ dậy dễ bị cứng cơ, vẹo cổ. Hiện nay, không chỉ người già mà rất nhiều người trẻ tuổi như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng tuổi chưa đến 30 cũng có triệu chứng đau cổ, mỏi vai đến bệnh viện chữa trị.

Theo BS Lợi, mọi người chỉ cho rằng, đau cổ, mỏi vai là chuyện hay gặp nên chỉ xoa bóp tại chỗ bằng dầu nóng. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày bệnh sẽ càng trầm trọng hơn. "Lúc ở giai đoạn nhẹ, người bệnh chỉ bị đau, lâu dần dẫn tới viêm.

Nếu không được tiếp tục điều trị, đốt sống cổ, cột sống sẽ dần thoái hóa, từ đó gây biến dạng cột sống, chèn ép dây thần kinh gây liệt khiến người bệnh mất khả năng vận động", TS.BS Hữu Lợi khuyến cáo.

Phòng bệnh "văn phòng"
Chứng vẹo cổ sau ngủ dậy, khi phát hiện cần chữa trị ngay, nếu không có thể thành di chứng đau cổ, vẹo cổ, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này và chất lượng cuộc sống. 

Để phòng ngừa căn bệnh này, TS.BS Hữu Lợi cho biết, việc thay đổi thói quen sinh hoạt, lao động là rất cần thiết. Mọi người không nên ngồi quá 45 phút. 

Cần thư giãn bằng cách đứng dậy đi lại tại chỗ vài ba phút, tập thể dục ngay tại chỗ bằng các động tác vươn vai, nhún vai, xoay đầu đơn giản giúp giảm áp lực lên đốt sống cổ, cột sống... Khi có cảm giác đau cổ, vai ngày càng tăng lên thì cần đến bệnh viện kiểm tra và điều trị bằng phương pháp điện châm - bấm huyệt - tắm thuốc...

BS Thanh cho biết, cần có chế độ ăn uống khoa học. Mọi người nên bổ sung các khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E. Cần tập các động tác ưỡn cổ như cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, sau đó nghiêng đầu sang trái, sang phải rồi xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống rất tốt với cổ, vai, gáy.

Đối với những người thường xuyên phải ngồi, cần ngồi đúng tư thế bằng cách luôn giữ ngực thẳng, cằm hơi cúi về phía trước, lưng và cột sống cùng nằm trên một đường thẳng, tránh nghiêng cổ lâu một phía. Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi quá lâu một thời gian dài. Khi ngủ, chỉ nên gối cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy.

Nếu sớm thức dậy cổ bị cứng, khó cử động cần dùng lòng bàn tay xoa xát vùng cổ trong vài phút sao cho tại chỗ nóng lên là được, có thể thoa một chút dầu cao hoặc cồn rượu xoa bóp để làm tăng tác dụng trị liệu. 

Cũng có thể chườm vùng cổ vai bằng muối sao nóng hoặc muối sao với lá ngải cứu. Sau đó, dùng các ngón tay nhẹ nhàng day ấn cổ, vai để xác định các điểm đau nhiều. Day với lực vừa phải khoảng 30 giây rồi ấn điểm đau nhiều từ nhẹ đến mạnh trong 5 giây, nghỉ 2 giây rồi lại tiếp tục ấn, tiến hành 3-4 lần như vậy là được.

Ngoài thủ thuật day bấm, người ta còn dùng châm cứu. Nếu hiệu quả không rõ rệt thì đi khám để tìm thêm nguyên nhân và loại trừ biến chứng của các bệnh khác.

TẬP LUYỆN HÀNG NGÀY GIẢM ĐAU MỎI VAI GÁY


Đau vai gáy, viêm khớp vai, khuỷu tay, cổ tay, xơ cứng khớp và dây chằng, các chấn thương khớp và cánh tay rất thường gặp, nhất là ở người cao tuổi.


5 động tác dưới đây sẽ có tác dụng phòng, trị liệu và phục hồi, trả lại chức năng sinh lý bình thường cho chi trên.

Hình minh họa
Chuẩn bị: Ngồi khoanh chân bán già hoặc kiết già. Hai tay chắp trước ngực.

Bài 1: Thở ra, hai tay đẩy song song phía trước như đẩy một trái núi, các ngón tay hướng vào nhau, tinh thần hướng ra ngoại cảnh. Hít vào, toàn thân thả lỏng, tinh thần hướng vào khoang bụng dưới và hai bàn tay thu về chắp trước ngực. Thực hiện 6 lần.

Bài 2: Thở ra, hai tay đẩy sang hai bên vai (ngón tay hướng lên trên) như đẩy hai trái núi ra xa, tinh thần hướng ra ngoại cảnh. Hít vào, toàn thân thả lỏng, tinh thần hướng vào khoang bụng dưới và hai bàn tay thu về chắp trước ngực. Thực hiện 6 lần.

Bài 3: Từ tư thế chuẩn bị thở ra, hai tay đẩy lên cao như nâng trời, các ngón tay hướng vào nhau, tinh thần hướng ra ngoại cảnh. Hít vào, toàn thân thả lỏng, tinh thần hướng vào khoang bụng dưới, hai tay thu về chắp trước ngực. Thực hiện 6 lần.

Bài 4: Từ tư thế chuẩn bị thở ra, hai tay đẩy xuống như ép đất, các ngón tay hướng vào nhau, tinh thần hướng ra ngoại cảnh. Hít vào, toàn thân thả lỏng, tinh thần hướng vào khoang bụng dưới và hai bàn tay thu chắp về trước ngực. Thực hiện 6 lần.

Bài 5: Từ tư thế chuẩn bị thở ra, hai tay đẩy xuống phía sau như ép đất, các ngón tay hướng vào nhau, tinh thần hướng ra ngoại cảnh. Hít vào, toàn thân thả lỏng, tinh thần hướng vào khoang bụng dưới và hai bàn tay thu về chắp trước ngực. Thực hiện 6 lần.

Lưu ý: Khi thực hiện cần kết hợp với hơi thở và sự tập trung tinh thần thì mới có hiệu quả.

Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng

NGÀY CÀNG NHIỀU NGƯỜI TRẺ MẮC BỆNH ĐAU MỎI CỔ VAI GÁY


Nằm nghiêng, gối quá cao dễ sinh bệnh

Hội chứng đau cổ, vai, gáy xảy ra mọi lứa tuổi, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ học như tư thế ngồi, lao động, gối đầu cao khi ngủ, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi… 


Các yếu tố như ngồi trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm đã làm sụt giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu ở các cơ, dẫn đến chứng đau nhức vai cổ, mình mẩy.
Nỗi lo của nhiều người trẻ 
Nhiều người đến bệnh viện khám cho biết, buổi sáng ngủ dậy đã thấy cứng cổ, đau vai, lưng, nhưng cố vận động xoay cổ, vặn tay, lưng… mong khỏi, song càng làm càng đau và cứng cổ nhiều hơn. Nguyên nhân là cả đêm họ đã gối đầu quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu, cơ bị chèn ép.

Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm sẽ dễ bị đau nhức một khi ngủ dậy.

Từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất. Có khi kèm theo mỏi cổ, nhức đầu, hoa mắt, buồn ngủ, quay cổ nghe lắc rắc… rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Độ tuổi đau cổ, vai, gáy đang có xu hướng trẻ hoá với những người hay làm việc ở một tư thế trong thời gian dài như vừa nghe điện thoại, vừa ghi chép, làm việc liên tục với máy tính, sơn trần, lái xe ôtô ở tư thế ghế ngửa ra phía sau, tay duỗi thẳng phía trước… khiến hoặc cơ bắp dễ tổn thương làm cho đĩa đệm cột sống cổ sớm suy thoái, sưng tấy, trực tiếp chèn ép lên các dây thần kinh tương quan vai, gáy gây đau đớn, khó chịu.

Nên phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy, phần trên của vai phải đặt ở trên gối để tránh cột sống cổ và các cơ bắp bị kéo giãn. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Nghe điện thoại nên cầm ở tay, không nên kẹp vào vai, nếu có chỗ gác tay sẽ giảm bớt độ căng các cơ ở cổ và bả vai… Những người lao động hay phải cúi (như diễn viên xiếc, đánh máy, phi công, tài xế…) nên có những bài tập riêng hàng ngày để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vai, gáy.

Bên cạnh đó, cần tránh các tư thế như: Căng cổ ngước nhìn lên cao lâu, xoay đầu thường xuyên về bên đau, nâng hoặc kéo một vật với cổ gập, đọc sách ở tư thế cổ gập lâu, ngủ với gối cao hoặc nhiều gối… Khi bị đau cổ, vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.

Luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống… thường xuyên sẽ phòng được bệnh. Nếu bị đau cấp nên nghỉ tập, xoa bóp nhẹ nhàng và chỉ tập lại khi đã khỏi hẳn.

4 thg 9, 2013

NGUYÊN NHÂN BỆNH ĐAU VAI GÁY TRONG THỜI KỲ MANG THAI


Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến khớp trong đó có bệnh đau vai gáy . Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy trong thời kỳ mang thai là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh này

Đau vai gáy, trong thời kỳ mang thai
Biểu hiện bệnh đau vai gáy trong thời kỳ mang thai

Người bệnh đau mỏi, khó chịu

Các biểu hiện của hội chứng đau vai gáy thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp. Một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.

Có thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau và cạnh cột sống cổ kèm hạn chế vận động cột sống cổ. Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, Hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém,… ảnh hưởng lớn tới tinh thần và hiệu quả lao động.

Nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy trong thời kỳ mang thai

1. Khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ sẽ sản sinh ra các chất hóa học giúp cho các dây chằng bớt căng cũng như chuẩn bị cho em bé chào đời.

Khi các dây chằng ở đầu gối, hông, lưng, cổ và vai giãn ra, nguy cơ chấn thương do căng dây chằng hoặc bong gân tăng cao. Ngoài ra việc tăng cân nhanh và đứng ngồi sai tư thế cũng có thể gây ra áp lực cho đôi vai. Do vậy, các chị em nên chú ý giữ đúng tư thế và tránh các hoạt động gây áp lực cho vai.

2. Tư thế ngủ có thể là nguyên nhân đau vai
Trong suốt giai đoạn thai kỳ thứ 2 và thứ 3, các chuyên gia thường khuyên các chị em nên ngủ ở tư thế nghiêng người sang bên trái để đảm bảo cho máu được lưu thông tới nhau thai. Tư thế này cũng giúp cho thận được hoạt động tốt và tránh gây áp lực lên cột sống. Tuy nhiên, việc giữ mãi một tư thế sẽ khiến vai bị đau. Lời khuyên được đưa ra là thỉnh thoảng bạn nên đổi sang tư thế nằm nghiêng bên phải với một chiếc gối kê dưới bụng.

3. Các vấn đề về tiêu hóa và sỏi mật
Việc tiêu hóa khi mang thai sẽ diễn ra chậm lại gây ảnh hưởng tới túi mật. Từ đó dẫn tới việc hình thành các viên sỏi mật là nguyên nhân của các cơn đau bụng và đau vai phải. Bên cạnh đó, táo bón, đầy hơi và loét dạ dày cũng gây ra các cơn đau tương tự. Để hạn chế tình trạng này, các bà bầu nên giảm ăn các thức ăn cay và nhiều chất béo.

4. Tiền sản giật
Một trong những nguyên nhân khá nghiêm trọng gây đau vai trong lúc mang thai là tiền sản giật. Tiền sản giật là một loại rối loạn, gây ảnh hưởng tới khoảng 5-8% thai phụ. Triệu chứng rõ ràng nhất của tiền sản giật là áp huyết cao. Nếu bạn bị đau vai, hãy nhớ yêu cầu bác sỹ kiểm tra giúp huyết áp mỗi lần đi khám. Các triệu chứng khác có thể thấy được bao gồm phù mặt hoặc tay, tăng cân bất thường, nôn ọe, đau lưng dưới, tầm nhìn thay đổi, lo lắng, mạch đập nhanh.

Ngoài ra, các trường hợp mang thai ngoài tử cung cũng mang tới những cơn đau bụng dữ dội, kéo theo cả lưng và vai cũng bị đau. Triệu chứng bao gồm: nôn, đau đầu nhẹ và chảy máu âm đạo. Trong trường hợp này, cần phải can thiệp y tế ngay nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Tốt hơn hết, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong giai đoạn thai kỳ, hãy thông báo cho bác sỹ của bạn để được tư vấn và chấm dứt những cơn khó chịu.

Một số tư thế đúng để phòng tránh đau vai gáy

- Tư thế làm việc đúng trước máy vi tính:

Vai: Được thả lỏng, cẳng tay luôn ở trên mặt phẳng ngang, vuông góc với khuỷu, cổ tay thẳng trục với cẳng tay.

Cổ: Giữ ở vị trí trung tính, thẳng trục với cột sống.

Lưng: Giữ thẳng, ghế phải có tựa cho vùng thắt lưng.

Khi ngồi, tránh tư thế cong lưng, cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng trục với chân, nên kê một gối mỏng ở đoạn thắt lưng. Nên giải lao khi phải ngồi kéo dài, cứ 45-60 phút giải lao một lần.

- Tư thế đúng khi lái xe: Khi lái xe, giữ thẳng lưng, kê gối ở đoạn thắt lưng, đầu và cổ giữ thẳng trục với thân, di chuyển ghế ngồi gần volant sao cho vai cánh tay không bị căng. Khi lái xe khoảng 150-200km nên nghỉ 1 lần.

Tư thế nằm: Khi nằm không được gối quá cao, làm cột sống cổ không thẳng trục với thân. Nên gối phần đầu và cổ, không được kê gối xuống dưới vai.

- Khi làm việc nhà: Tránh các động tác ngửa cổ trong sinh hoạt hằng ngày như lau cửa, mắc quạt trần, lau đèn, lấy đồ trên cao, để giảm căng thẳng cho cổ vai hãy sử dụng ghế, thang khi làm những công việc này.

KHẮC PHỤC CHỨNG ĐAU VAI GÁY

Chứng đau vai gáy thường gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như làm giảm sút chất lượng cuộc sống , ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người bệnh. Cách khắc phục bệnh đau vai gáy chủ yếu dựa vào sự thay đổi chế độ sinh hoạt và áp dụng vài phương pháp trị liệu khác


Xoa bóp bấm huyệt để khắc phục đau vai gáy

Nguyên nhân 

Nằm nghiêng, gối quá cao dễ sinh bệnh

Hội chứng đau cổ, vai, gáy xảy ra mọi lứa tuổi, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ học như tư thế ngồi, lao động, gối đầu cao khi ngủ, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi… Các yếu tố như ngồi trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm đã làm sụt giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu ở các cơ, dẫn đến chứng đau nhức vai cổ, mình mẩy.

Nhiều người đến bệnh viện khám cho biết, buổi sáng ngủ dậy đã thấy cứng cổ, đau vai, lưng, nhưng cố vận động xoay cổ, vặn tay, lưng… mong khỏi, song càng làm càng đau và cứng cổ nhiều hơn. Nguyên nhân là cả đêm họ đã gối đầu quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu, cơ bị chèn ép.

Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm sẽ dễ bị đau nhức một khi ngủ dậy.

Từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất. Có khi kèm theo mỏi cổ, nhức đầu, hoa mắt, buồn ngủ, quay cổ nghe lắc rắc… rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Phát hiện bệnh sớm nhất có thể

Độ tuổi đau cổ, vai, gáy đang có xu hướng trẻ hoá với những người hay làm việc ở một tư thế trong thời gian dài như vừa nghe điện thoại, vừa ghi chép, làm việc liên tục với máy tính, sơn trần, lái xe ôtô ở tư thế ghế ngửa ra phía sau, tay duỗi thẳng phía trước… khiến hoặc cơ bắp dễ tổn thương làm cho đĩa đệm cột sống cổ sớm suy thoái, sưng tấy, trực tiếp chèn ép lên các dây thần kinh tương quan vai, gáy gây đau đớn, khó chịu. Các loại thuốc, kem, dầu nóng… chỉ giảm đau nhất thời.

Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp. Một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.

Có thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau và cạnh cột sống cổ kèm hạn chế vận động cột sống cổ.

Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh.

Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi.

Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém,… ảnh hưởng lớn tới tinh thần và hiệu quả lao động.

Cách khắc phục bệnh đau vai gáy

Cần khắc phục nguyên nhân gây ra đau vai gáy mà chính bản thân người bệnh biết được lý do gây ra đau vai gáy là điều quan trọng, ví dụ như không đọc sách, đọc truyện kéo dài nhiều thời gian trong một buổi, trong một ngày; không nằm kê đầu bằng gối cao cả tư thế nằm ngửa, cả tư thế nằm nghiêng.

Một số nghề nghiệp không thể không ngồi lâu trong một thời gian dài như đánh máy, lái xe đường dài, công tác văn phòng thì cố gắng nghỉ giải lao giữa giờ làm việc và tập cúi xuống, đứng lên hoặc quay đầu, xoay cổ nhẹ nhàng trong vòng từ 10 – 15 phút sau vài giờ đã làm việc liên tục.

Tuy nhiên, trong những trường hợp đã được bác sĩ khám và xác định thoái hoá đốt sống cổ gây xơ cứng đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì không nên xoay cổ, vặn cổ hoặc xoay lưng mạnh, nếu làm như vậy thì sẽ “lợi bất cập hại”. Xoa bóp, bấm huyệt đúng cách, đúng chuyên môn và thực hiện đều đặn hàng ngày cũng có thể đem lại hiệụ quả nhất định kết hợp với điều trị thuốc. Điều trị thuốc gì cần có ý kiến của bác sĩ, không nên tự mua thuốc điều trị và theo mách bảo.

Hiện nay, khoa học ngày càng phát triển cho nên về Tây y có những loại thuốc dùng điều trị về bệnh khớp nói chung và bệnh thoái hoá khớp nói riêng khá hiệu nghiệm. Thuốc vừa điều trị giảm đau vừa điều trị phục hồi dần các tổn thương của khớp mà ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hoá của người bệnh.

Người ta cũng khuyên nên bỏ dần thói quen ngồi trước máy điều hoà nhiệt độ (máy lạnh) nhiều giờ; khi ra khỏi nhà cần đội mũ, nón để che nắng mỗi khi có ánh nắng mặt trời. Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì cần bỏ thuốc vì chất độc trong thuốc lào, thuốc lá cũng đóng góp đáng kể trong bệnh gây thoái hoá khớp. Muốn không để xảy ra bệnh đau vai gáy nên tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, đúng bài, sinh hoạt điều độ và luôn nghĩ sức khoẻ là điều quý giá hơn bất cứ thứ gì có ở trên đời này.

ĐAU VAI GÁY TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM KHỚP


Bệnh đau vai gáy ngày càng phổ biến ở những người làm văn phòng đến mức họ phải dùng thêm gối ôm cổ để trợ giúp. Nhưng đây không phải là bệnh viêm khớp gây ra. Vậy nguyên nhân và cách ứng phó như nào với nó, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Đau vai gáy; ảnh minh họa
Nhiều người vẫn nghĩ mình bị bệnh viêm khớp, thiếu can xi nên cổ bị đau buốt hoặc do ngồi quá lâu một tư thế cổ để thẳng nên cần vận động thêm. Nhưng thực chất, đây lại là bệnh liên quan đến thần kinh chứ không do tổn thương xương khớp. Đây là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột do rối loạn chức năng thần kinh.

Vào buổi sáng hoặc sau khi tỉnh giấc bạn thấy đau vai gáy chính là bởi chứng rối loạn tuần hoàn do thiếu máu ở vùng cốt sống cổ gây ra hoặc do dây thần kinh bị kéo căng quá mức gây co cứng, đau nhức… Điều này làm bệnh nhân vô cùng khó chịu.

Ứng phó với đau vai gáy

-Tập các động tác liên quan đến vùng cổ để chúng được co giãn và điều hòa tốt hơn. Bạn nên tập nhẹ nhàng đừng để cường độ mạnh gây tăng đột biến.

-Hạn chế ngồi trước quạt điện hoặc điều hòa vì chúng làm lạnh các cơ, gây co cứng nhanh hơn và đau dữ dội hơn.

-Chườm khăn ấm trước khi đi ngủ để cơ không vón cục và lưu thông tốt hơn. Có thể đắp túi chườm – một sản phẩm của Atzhealthylife

-Bạn cũng nên tắm nước ấm để không chỉ vùng cổ mà các cơ cũng được điều hòa, khoảng 2-3 ngày là sẽ khỏi bệnh.

-Sự dụng thuốc chống viêm, giảm đau, tuần hoàn máu như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin. Bạn cũng có thể dùng miếng dán salonpas để giảm được triệu chứng vùng này.

-Xoa bóp, bấm huyệt để tạo sự thoải mái nhất cho vùng cổ.

-Trường hợp bệnh nặng, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tiêm thuốc.

-Hạn chế cúi lâu, lái xe hay ngồi làm việc liên tục trên máy tính.

Như vậy, đau vai gáy không phải do bệnh viêm khớp gây ra mà do hội chứng thần kinh tác động. Do đó bạn càng phải chăm vận động để điều hòa máu lưu thông.

3 thg 9, 2013

CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH CỔ VAI GÁY

Đau vai gáy, bàn tay và ngón tay là hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau gặp ở người trưởng thành nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm một tỷ lệ đáng kể. Việc phát hiện và điều trị sớm cũng như áp dụng các biện pháp phòng hội chứng này là việc làm rất cần thiết.


Nguyên nhân của hội chứng vai gáy

Hội chứng đau vai gáy, bàn tay, ngón tay có liên quan mật thiết với hiện tượng rối loạn vận mạch và thần kinh cánh tay. Hệ thống vận mạch của chi trên chạy từ nách xuống tận cùng các đầu ngón tay và tập trung chủ yếu là vùng nách và lòng bàn tay. Khi hệ thống này bị rối loạn do xơ cứng mạch máu, tắc mạch hoặc bán tắc mạch máu làm cho máu khó lưu thông sẽ gây nên hiện tượng phù nề, nhất là vùng nách và gan bàn tay - nơi tập trung nhiều mao mạch nhất. Ngoài ra, các rễ thần kinh xuất phát từ các khe khớp của đốt sống cổ, nếu bị chấn thương (hoặc do thoái hoá đốt sống cổ hoặc do chấn thương cơ học hoặc cả hai) cũng làm rối loạn cảm giác và gây nên hội chứng tê bì vai gáy, bàn tay, ngón tay.
Hiện tượng đau cổ
Biểu hiện điển hình của hội chứng vai gáy là đau và tê bì. Khớp vai đau nhiều ở giai đoạn đầu, đau nhức buốt nhưng cơn đau ngắn. Khi bệnh đã kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng thì cơn đau kéo dài lâu hơn, nhất là khi khớp vai đã bị xơ hoá, cứng khớp làm hạn chế vận động hoặc vận động rất khó khăn. Bàn tay và ngón tay có thể bị sưng nề do máu không lưu thông được. Sưng nề xảy ra ở mu bàn tay và các khớp bàn tay, khớp ngón tay. Phát hiện sưng nề có thể nhìn thấy mu bàn tay sưng lên, mất hết các nếp nhăn (thấy rõ ở NCT do tế bào da của họ đã và đang bị thoái hoá).

Phát hiện sưng nề của mu bàn tay: cũng có thể dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào mu bàn tay mà phía dưới chỗ ấn có nền xương cứng sẽ thấy da bị lõm. Lõm nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ sưng nề của từng người bệnh. Người bệnh cũng luôn có cảm giác bàn tay hơi nặng và nhất là đau tự nhiên hoặc khi cử động. Hội chứng vai gáy, bàn tay, ngón tay còn biểu hiện tê bì, rõ rệt nhất là các ngón tay, đặc biệt là ngón tay trỏ, ngón giữa.

Nguyên tắc điều trị hội chứng vai gáy

Khi nghi mắc hội chứng vai, gáy, bàn tay, ngón tay, nên đi khám càng sớm càng tốt, nhất là khám chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán, điều trị và tư vấn kịp thời. Hằng ngày, nên tập luyện vận động các khớp vai, bàn tay, ngón tay. Cần tập các động tác giơ cao cánh tay lên quá đầu, làm như vậy nhiều lần trong mỗi lần tập và trong ngày nên tập vài ba lần. Làm như vậy để cho máu dễ dàng lưu thông về tim, tránh ứ đọng ở chi, đặc biệt là nách và gan bàn tay gây chèn ép, phù nề. Người bệnh cũng nên tập động tác quay cánh tay, quay nhẹ nhàng, không nóng vội, lần đầu tập nên quay một số vòng để thích ứng dần dần, sau đó tăng dần. Mỗi ngày tập vài ba lần, mỗi lần khoảng 10 phút. Để tránh hiện tượng phù nề, người bệnh có thể dùng một số loại băng chun y tế quấn các ngón tay hoặc bàn tay để ép nhẹ nhàng cho máu lưu thông, không được quấn băng chun chặt quá sẽ phản tác dụng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tự xoa bóp các khớp bàn tay, ngón tay hoặc được sự hỗ trợ của điều dưỡng viên hay người nhà để xoa bóp khớp vai cũng như các khớp bàn tay, ngón tay. Bên cạnh tập luyện thì vấn đề dinh dưỡng cũng như thoải mái tinh thần là rất cần thiết. Người bệnh cần ăn uống đủ chất, rau, quả để tăng cường các loại sinh tố. Cũng nên ăn cá, nhất là các loại cá nhỏ được nấu nhừ để NCT có thể ăn được cả xương làm tăng lượng canxi trong mỗi bữa ăn. Việc tập luyện cũng như dinh dưỡng hợp lý đối với những NCT chưa bị hội chứng đau vai gáy, bàn tay, ngón tay cũng rất cần thiết bởi vì với NCT, sức đề kháng cũng như mọi chức năng của cơ thể giảm đi. Tập vận động cánh tay, khớp vai, bàn tay, ngón tay cũng như tập vận động đốt sống cổ đều đặn hằng ngày có thể tránh không mắc phải hoặc hạn chế hội chứng vai gáy, bàn tay, ngón tay ở NCT.

Hậu quả nếu không điều trị sớm:

Hội chứng vai gáy, bàn tay, ngón tay nếu không phát hiện và điều trị sớm, tích cực thì hậu quả có thể gây cứng khớp, dính dây chằng gây đau đớn mỗi khi vận động và cũng có thể gây tàn phế. Ngoài ra, hội chứng vai gáy, bàn tay, ngón tay nếu bị tổn thương thần kinh cảm giác thì sẽ gây nên đau buốt và rối loạn cảm giác, nhất là rối loạn cảm giác các ngón tay hoặc da bị teo và xuất hiện hiện tượng thay đổi sắc tố da.

Theo BS.Bùi Mai Hương
Sức khỏe & Đời sống

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hỗ trợ trực tuyến