4 thg 9, 2013

NGUYÊN NHÂN BỆNH ĐAU VAI GÁY TRONG THỜI KỲ MANG THAI


Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến khớp trong đó có bệnh đau vai gáy . Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy trong thời kỳ mang thai là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh này

Đau vai gáy, trong thời kỳ mang thai
Biểu hiện bệnh đau vai gáy trong thời kỳ mang thai

Người bệnh đau mỏi, khó chịu

Các biểu hiện của hội chứng đau vai gáy thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp. Một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.

Có thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau và cạnh cột sống cổ kèm hạn chế vận động cột sống cổ. Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, Hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém,… ảnh hưởng lớn tới tinh thần và hiệu quả lao động.

Nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy trong thời kỳ mang thai

1. Khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ sẽ sản sinh ra các chất hóa học giúp cho các dây chằng bớt căng cũng như chuẩn bị cho em bé chào đời.

Khi các dây chằng ở đầu gối, hông, lưng, cổ và vai giãn ra, nguy cơ chấn thương do căng dây chằng hoặc bong gân tăng cao. Ngoài ra việc tăng cân nhanh và đứng ngồi sai tư thế cũng có thể gây ra áp lực cho đôi vai. Do vậy, các chị em nên chú ý giữ đúng tư thế và tránh các hoạt động gây áp lực cho vai.

2. Tư thế ngủ có thể là nguyên nhân đau vai
Trong suốt giai đoạn thai kỳ thứ 2 và thứ 3, các chuyên gia thường khuyên các chị em nên ngủ ở tư thế nghiêng người sang bên trái để đảm bảo cho máu được lưu thông tới nhau thai. Tư thế này cũng giúp cho thận được hoạt động tốt và tránh gây áp lực lên cột sống. Tuy nhiên, việc giữ mãi một tư thế sẽ khiến vai bị đau. Lời khuyên được đưa ra là thỉnh thoảng bạn nên đổi sang tư thế nằm nghiêng bên phải với một chiếc gối kê dưới bụng.

3. Các vấn đề về tiêu hóa và sỏi mật
Việc tiêu hóa khi mang thai sẽ diễn ra chậm lại gây ảnh hưởng tới túi mật. Từ đó dẫn tới việc hình thành các viên sỏi mật là nguyên nhân của các cơn đau bụng và đau vai phải. Bên cạnh đó, táo bón, đầy hơi và loét dạ dày cũng gây ra các cơn đau tương tự. Để hạn chế tình trạng này, các bà bầu nên giảm ăn các thức ăn cay và nhiều chất béo.

4. Tiền sản giật
Một trong những nguyên nhân khá nghiêm trọng gây đau vai trong lúc mang thai là tiền sản giật. Tiền sản giật là một loại rối loạn, gây ảnh hưởng tới khoảng 5-8% thai phụ. Triệu chứng rõ ràng nhất của tiền sản giật là áp huyết cao. Nếu bạn bị đau vai, hãy nhớ yêu cầu bác sỹ kiểm tra giúp huyết áp mỗi lần đi khám. Các triệu chứng khác có thể thấy được bao gồm phù mặt hoặc tay, tăng cân bất thường, nôn ọe, đau lưng dưới, tầm nhìn thay đổi, lo lắng, mạch đập nhanh.

Ngoài ra, các trường hợp mang thai ngoài tử cung cũng mang tới những cơn đau bụng dữ dội, kéo theo cả lưng và vai cũng bị đau. Triệu chứng bao gồm: nôn, đau đầu nhẹ và chảy máu âm đạo. Trong trường hợp này, cần phải can thiệp y tế ngay nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Tốt hơn hết, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong giai đoạn thai kỳ, hãy thông báo cho bác sỹ của bạn để được tư vấn và chấm dứt những cơn khó chịu.

Một số tư thế đúng để phòng tránh đau vai gáy

- Tư thế làm việc đúng trước máy vi tính:

Vai: Được thả lỏng, cẳng tay luôn ở trên mặt phẳng ngang, vuông góc với khuỷu, cổ tay thẳng trục với cẳng tay.

Cổ: Giữ ở vị trí trung tính, thẳng trục với cột sống.

Lưng: Giữ thẳng, ghế phải có tựa cho vùng thắt lưng.

Khi ngồi, tránh tư thế cong lưng, cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng trục với chân, nên kê một gối mỏng ở đoạn thắt lưng. Nên giải lao khi phải ngồi kéo dài, cứ 45-60 phút giải lao một lần.

- Tư thế đúng khi lái xe: Khi lái xe, giữ thẳng lưng, kê gối ở đoạn thắt lưng, đầu và cổ giữ thẳng trục với thân, di chuyển ghế ngồi gần volant sao cho vai cánh tay không bị căng. Khi lái xe khoảng 150-200km nên nghỉ 1 lần.

Tư thế nằm: Khi nằm không được gối quá cao, làm cột sống cổ không thẳng trục với thân. Nên gối phần đầu và cổ, không được kê gối xuống dưới vai.

- Khi làm việc nhà: Tránh các động tác ngửa cổ trong sinh hoạt hằng ngày như lau cửa, mắc quạt trần, lau đèn, lấy đồ trên cao, để giảm căng thẳng cho cổ vai hãy sử dụng ghế, thang khi làm những công việc này.

1 nhận xét:

Unknown nói...

Các mẹ cũng chú ý tơi da bụng của mình nhé. 80% phụ nữ mang thai bị rạn da đấy. Vỉ thế nên phòng ngừa là tốt nhất. Click link sau để tham khảo nhé
bán kem trị rạn nứt da sau khi sinh tại tphcm hoặc ban kem tri ran nut da sau khi sinh tai tphcm

Đăng nhận xét

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hỗ trợ trực tuyến