8 thg 9, 2013

NÊN HAY KHÔNG NÊN LÀM GÌ KHI BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY ĐAU TĂNG HƠN

- Bổ sung khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E.
- Đi khám bệnh khi có dấu hiệu đau vùng cổ, vai, gáy với những người làm công việc văn phòng.

>>Bác sĩ trị đau cổ vai gáy

Nên tập thể dục dưỡng sinh thường xuyên
- Tập các động tác dưỡng sinh ưỡn cổ như cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, sau đó nghiêng đầu sang trái, sang phải rồi xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống rất tốt với cổ, vai, gáy.
- Ngồi đúng tư thế bằng cách luôn giữ ngực thẳng, cằm hơi cúi về phía trước, lưng và cột sống cùng nằm trên một đường thẳng, tránh nghiêng cổ lâu một phía.
- Đứng đúng tư thế bằng cách giữ thẳng ngực, eo và lưng tạo thành một đường cong tự nhiên. – Thay đổi tư thế để cơ bắp vùng vai, gáy được thư giãn.
- Khi lái xe, đầu gối để cong vuông góc, tay và vai tạo ra đường cong tự nhiên, phần eo lưng phải có điểm tựa, cổ giữ thẳng sẽ giảm tổn thương vai, cổ.
- Chỉ nên gối cao khoảng 10cm khi ngủ, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy.
KHÔNG NÊN:
- Hở gáy khi đi xe máy mùa lạnh, vì ở gáy có huyệt phong trì, đi xe máy gió tạt vào làm các huyệt này nhiễm lạnh là bị đau cổ, vai, gáy.
- Gội đầu lâu. Các huyệt phong trì lạnh cũng bị đau cổ, vai, gáy.
- Để tóc ướt ra đường vì gió thổi, hơi nước bốc lên sẽ lấy nhiệt của cơ thể, chỗ gáy bị lạnh sẽ gây đau vùng cổ, vai, gáy, thậm chí bị cảm.
- Nhảy ngay vào bồn khi tắm.
- Xối nước thẳng vào đầu, thân mình.
- Cúi đầu quá nhiều về phía trước khi ngồi học, đọc sách, làm việc…
- Căng cổ ngước nhìn lên cao lâu.
- Xoay đầu thường xuyên về bên đau.
- Nâng hoặc kéo một vật với cổ gập, đọc sách với tư thế cổ gập lâu.
- Ngủ với gối cao hoặc nhiều gối…
(Theo tư vấn của TS. BS Phạm Hữu Lợi)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hỗ trợ trực tuyến